Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hướng Giải Quyết Ô Nhiễm NM Thủy Sản

Hướng Giải Quyết Ô Nhiễm NM Thủy Sản
Ngày đăng: 26/09/2014

Tiếp tục những thành quả đạt được từ việc xử lý chất thải chế biến thủy sản, Cty Hoài Nam - Hoài Bắc, DN xử lý môi trường hàng đầu Việt Nam đã làm việc với Sở TN-MT An Giang về xử lý nước thải NM thủy sản theo cơ chế phát triển sạch CDM.

Theo đó, Cty sẽ lập phương án khả thi cho dự án xử lý nước thải các NM chế biến thủy sản và thức ăn thủy sản. Thiết kế, cung cấp và lắp đặt toàn bộ các hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh để SX điện và khí mêtan (CH4).

Đồng thời, cung cấp các dịch vụ mua bán khí đốt Biogas hoặc điện với giá cả hợp lý theo từng thời điểm. Đặc biệt, từ việc ứng dụng công nghệ này, DN có thể tăng thêm lợi nhuận từ việc bán chứng chỉ giảm phát thải CERs (gây hiệu ứng nhà kính) theo cơ chế phát triển sạch cho Tập đoàn Điện lực quốc gia Đức.

GĐ Cty Hoài Nam - Hoài Bắc, Huỳnh Viết Thanh cho biết: "Các công nghệ xử lý nước thải hiện nay đòi hỏi chi phí đầu tư và vận hành rất lớn, nhưng lợi ích đem lại không nhiều. Đồng thời, chưa tận dụng nguồn năng lượng và nguồn khí Biogas (xả vào bầu không khí làm ô nhiễm môi trường và là tác nhân gây hiệu ứng nhà kính - hiện tượng ấm dần lên của trái đất) để phục vụ SX".

“Bằng sự nỗ lực tối đa, Cty Hoài Nam - Hoài Bắc sẽ hoàn thành tốt tất cả những dự án này nhằm góp một phần công sức nhỏ bé vào việc giữ cho môi trường xanh - sạch - đẹp. Xây dựng và cải tạo được hệ thống xử lý nước thải thủy sản thu hồi khí Biogas, xử lý triệt để ô nhiễm môi trường cho các DN, đem lại cho người dân ĐBSCL một môi trường sống trong sạch. Đồng thời giúp Cty phát triển SX một cách bền vững.

Hy vọng đây cũng là tiền đề để Cty tạo được uy tín và tiếng vang lớn trong khu vực ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung. Từ đó các dự án do Cty thực hiện sẽ ngày càng rộng”, ông Huỳnh Viết Thanh nói.

Theo tính toán của các NM chế biến thủy sản, cứ 1 tấn cá thành phẩm thì có 10 - 15 m3 nước thải, thời gian xả thải khoảng 8 - 12 giờ/ngày. Nước thải phát sinh chủ yếu từ 3 nguồn: SX, vệ sinh công nghiệp và sinh hoạt. Dựa vào các tính chất này, Cty đã đưa ra sơ đồ công nghệ xử lý bằng phương pháp tốc độ cao kết hợp thu hồi Biogas.

Ứng dụng công nghệ xử lý nước thải này, doanh nghiệp không phải tốn kém chi phí đầu tư, mà còn tận dụng nguồn năng lượng và thu hồi triệt để nguồn khí Biogas phục vụ SX, tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp từ cơ chế bán chứng chỉ giảm phát thải, không gây ô nhiễm môi trường và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn.

Với sự cộng tác của Cty Intraco (tư vấn về CDM) và Tập đoàn Điện lực quốc gia Đức, Hoài Nam - Hoài Bắc quyết tâm đầu tư thực hiện dự án xử lý nước thải cho 26 Cty chế biến thủy sản và thức ăn thủy sản trên địa bàn tỉnh. 

Theo các NM chế biến thủy sản trong tỉnh, chi phí đầu tư cho 1 m3 xử lý nước thải khoảng 8 - 12 triệu đồng, chi phí vận hành cho 1 m3 nước thải khoảng 2.500 - 4.500 đồng, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến giá thành của sản phẩm. Chính vì thế, việc đầu tư và vận hành hoàn chỉnh một hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn là rất tốn kém.

Nói về vấn đề này, Phó GĐ Sở TN-MT An Giang, Trần Anh Thư cho biết, không thể phủ nhận rằng hiện nay ngành chế biến thủy sản của tỉnh ta đã thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế mang lại thì vấn đề môi trường đã và đang là vấn đề gây bức xúc. Hơn nữa, hiện  nhiều NM dù đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nhưng vẫn còn lén xả nước thải ra môi trường, một số NM có hệ thống xử lý nhưng trong tình trạng quá tải… Vì thế, nếu dự án này thành công, các NM khỏi tốn tiền đầu tư và vận hành xử lý nước thải tốt hơn.

Lượng nước thải ở các NM chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh lên đến hàng chục ngàn m3/ ngày. Lượng nước này nếu không được xử lý triệt để thì hiểm họa trước mắt cũng như có những tác động lâu dài là điều khó tránh khỏi. Do đó, tỉnh đã đặt ra mục tiêu: Phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường theo cơ chế phù hợp, kinh tế và hiệu quả. Nếu dự án này khả thi sẽ mang lại nhiều tín hiệu lạc quan cho môi trường thủy sản tỉnh nhà, góp phần giảm chi phí SX, tăng năng lực SXKD cho DN.


Có thể bạn quan tâm

Qua vụ tôm xuân hè 2015 Qua vụ tôm xuân hè 2015

Những ngày này, đi dọc các vùng nuôi tôm công nghiệp nằm ở ven biển thuộc các xã Bạch Long, Giao Phong, Quất Lâm (Giao Thủy - Nam Định); Hải Đông, Hải Lý, Hải Chính, Hải Triều (Hải Hậu); Nghĩa Phúc, Nam Điền (Nghĩa Hưng)… chúng tôi bắt gặp các hộ nông dân tranh thủ thời tiết thuận lợi, đổ ra các ao đầm miệt mài kéo tôm để kịp xuất bán cho thương lái.

17/07/2015
Tình hình nuôi tôm nước lợ 6 tháng đầu năm 2015 và định hướng sản xuất 6 tháng cuối năm 2015 Tình hình nuôi tôm nước lợ 6 tháng đầu năm 2015 và định hướng sản xuất 6 tháng cuối năm 2015

Những tháng đầu năm 2015 vụ nuôi tôm nước lợ diễn ra trong bối cảnh bất lợi về thời tiết, nắng nóng kéo dài, xâm nhập mặn đến sớm hơn so với năm 2014, độ mặn ở nhiều nơi trên 32‰, mưa trái mùa, nguồn nước cấp bị ô nhiễm (nhiều thông số môi trường tại các điểm quan trắc đầu nguồn nước cấp đều vượt ngưỡng cho phép đặc biệt như nitrit, COD, Amonia, vibrio…) làm cho dịch bệnh như đốm trắng, hoại tử gan tụy, đường ruột, phân trắng, vi bào tử trùng… phát triển, gây chết tôm nuôi, giảm sản lượng tôm thu hoạch và gây thiệt hại cho người nuôi.

17/07/2015
Lấn, chiếm đất để làm hồ nuôi tôm tại các địa phương ven biển: Cần xử lý dứt điểm Lấn, chiếm đất để làm hồ nuôi tôm tại các địa phương ven biển: Cần xử lý dứt điểm

Việc nuôi tôm cao triều ở Phú Yên trong thời gian qua đã mang lại thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên trong quá trình quản lý đất đai, một số địa phương đã để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất làm hồ nuôi tôm trái phép, có địa phương không kiên quyết xử lý nên diện tích lấn chiếm ngày càng tăng, diễn biến ngày càng phức tạp.

17/07/2015
Diện tích tôm công nghiệp giảm mạnh Diện tích tôm công nghiệp giảm mạnh

Do ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh liên tục xảy ra, giá tôm giảm mạnh nhiều tháng liền. Trong khi đó, chi phí thức ăn, con giống… nuôi tôm tăng mạnh dẫn đến diện tích nuôi tôm công nghiệp ở huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm 2014.

17/07/2015
Mùa chem chép Mùa chem chép

Cư vào mùa này vào thời điểm thủy triều xuống ngư dân lại tìm đến nghề cào chem chép. Một ký chem chép sau khi cào xong, đóng bao bán cho các đầu nậu 1500 đồng/kg. Các đầu nậu cân lại cho các cơ sở nuôi tôm hùm, cá bóp vì chem chép sữa là thức ăn giàu dinh dưỡng cho các hải đặc sản giá trị như tôm hùm, cá mú, cá bóp...

17/07/2015