Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hướng đi mới từ mô hình chăn nuôi an toàn sinh học

Hướng đi mới từ mô hình chăn nuôi an toàn sinh học
Ngày đăng: 29/10/2015

Sự thành công của dự án đã mở ra một hướng mới cho ngành chăn nuôi Bình Thuận.

Chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học đang mở ra hướng đi mới cho ngành chăn nuôi Bình Thuận

Năm 2012 Bộ Khoa học và Công nghệ đã đưa dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi bò, heo và gà thịt an toàn sinh học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội” về Bình Thuận.

Trung tâm Thông tin và Ứng dụng TBKHCN Bình Thuận và Hội Nông dân tỉnh là hai đơn vị thực hiện dự án.

Trung tâm đã xây dựng 5 mô hình chăn nuôi an toàn sinh học gồm:

Mô hình chăn nuôi bò thịt; mô hình trồng cỏ VA – 06 phục vụ chăn nuôi bò; mô hình chăn nuôi heo thịt; mô hình Biogas để xử lý chất thải chăn nuôi heo; Mô hình chăn nuôi gà thịt.

Dựa trên những đặc điểm thời tiết khí hậu ở Bình Thuận, trung tâm đã chọn 20 con bò lai sind từ 12 – 16 tháng tuổi để thực hiện mô hình chăn nuôi bò thịt theo hướng an toàn sinh học.

Với phương pháp nuôi nhốt kết hợp bán chăn thả cho bò vận động, thời gian vận động từ 2 – 4 giờ/ ngày.

Bò được thả trên đồng vào buổi sáng, buổi chiều ăn cỏ cắt và thức ăn cám hỗn hợp tại chuồng.

Ngoài ra còn được bổ sung các thức ăn khác như ngọn mía, dây khoai, rơm rạ, cỏ khổ, cỏ ủ chua và củ quả thay thế.

Việc xây dựng chuồng trại, kiểm soát dịch bệnh, chăm sóc và điều trị bệnh thú y theo đúng quy trình của đơn vị chuyển giao.

Sau 3 năm trọng lượng bò đạt từ 320 – 350kg/con.

Để đảm bảo nguồn thức ăn sạch cho bò, trung tâm đã triển khai mô hình trồng giống cỏ VA – 06 với quy mô 1ha.

Loại cỏ này có tốc độ sinh trưởng nhanh và nhiều chất dinh dưỡng hiện đang phát triển tốt, năng suất thu hoạch đạt cao nhất là 75 tấn/ha/lần thu hoạch.

Vì vậy có thể đảm bảo được nguồn thức ăn sạch cho bò.

Với mô hình chăn nuôi heo thịt, trung tâm đã chọn 200 con heo giống lai 3 máu.

Loại heo này phù hợp với điều kiện chăn nuôi tại địa phương.

Với phương pháp nuôi nhốt, đảm bảo thức ăn đủ dinh dưỡng, vệ sinh chuồng, nguồn nước uống sạch thường xuyên nên đàn heo phát triển khá tốt.

Trọng lượng khi xuất chuồng của loại heo này đạt bình quân từ 85 – 100kg/con.

Tháng 3/2014, trung tâm đã nhận về 1.000 giống gà thả vườn Lương Phượng.

Điểm mới của mô hình này là phân gà được xử lý bằng lớp đệm lót sinh học bên dưới không gây mùi hôi cho môi trường xung quanh.

Lịch tiêm ngừa vaccine được trung tâm áp dụng nghiêm ngặt theo từng giai đoạn phát triển đúng quy trình được chuyển giao.

Bên cạnh việc đảm bảo thức ăn giàu dinh dưỡng, trung tâm còn bổ sung thêm rau xanh hàng ngày cho gà.

Đến nay đàn gà nuôi đang phát triển tốt, dịch bệnh được kiểm soát và tỷ lệ sống đạt gần 100%, trọng lượng xuất chuồng đạt từ 2 kg/con trở lên.

Ông Huỳnh Tấn Phát, chủ nhiệm đề tài, cho biết:

Mô hình chăn nuôi bò, heo, gà an toàn sinh học đã thể hiện được nhiều ưu điểm so với cách nuôi thông thường như:

Giúp cho người chăn nuôi nắm được cách kiểm soát đàn gia súc, gia cầm một cách an toàn, thường xuyên, từ đó chủ động trong công tác phòng chống bệnh tật cũng như xử lý tốt những sự cố xảy ra.

Người nuôi cũng kiểm soát được đầu vào và đầu ra của con giống, thức ăn khoa học, hợp lý.

Trong quá trình nuôi không sử dụng hóa chất nên đảm bảo chất lượng sản phẩm, an toàn cho người tiêu dùng.

Góp phần ổn định thu nhập cho người nông dân và phát triển kinh tế địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Bình Phước Nuôi Hươu Lấy Lộc Làm Giàu Bình Phước Nuôi Hươu Lấy Lộc Làm Giàu

Hiện nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước đang nuôi hươu lấy nhung để phát triển kinh tế. Nhiều hộ thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm từ mô hình này. Thu gần 200 triệu đồng/năm chỉ từ 12 con hươu của gia đình ông Nguyễn Viết Long ở ấp 54, xã Lộc An (Lộc Ninh) là minh chứng.

03/11/2014
Hội Chăn Nuôi Lợn Sạch Ở Tân Yên Hội Chăn Nuôi Lợn Sạch Ở Tân Yên

Xác định chăn nuôi lợn là thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, huyện Tân Yên (Bắc Giang) vừa thành lập Hội Chăn nuôi lợn sạch nhằm liên kết người sản xuất, tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm, phát triển chăn nuôi bền vững.

03/11/2014
Cây Mắc Ca Bám Rễ Trên Cao Nguyên Cây Mắc Ca Bám Rễ Trên Cao Nguyên

Mắc ca, loài cây có nguồn gốc Úc châu đã bắt đầu thân thuộc với nông dân Lâm Đồng. Tại khắp nơi trong tỉnh, từ Di Linh, Bảo Lộc, Lâm Hà, Đơn Dương, diện tích mắc ca trồng xen với cây cà phê đã lên xanh và kết trái, mang lại thu nhập không nhỏ cho người nông dân.

04/11/2014
Nông Dân Đắk Lắk Nông Dân Đắk Lắk "Đau Đầu" Vì Nạn Trộm Cắp Cà Phê

Người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang chuẩn bị bước vào vụ mùa cà phê mới. Bên cạnh việc tất bật tìm nhân công thu hái, bảo vệ vườn cây, nhiều hộ dân còn “đau đầu” với nạn hái trộm cà phê đang diễn ra từng ngày với thủ đoạn rất liều lĩnh, manh động.

04/11/2014
Nhu Cầu Chuyển Đổi Giống Lúa Chất Lượng Cao Kháng Được Sâu Bệnh Của Nông Dân Nhu Cầu Chuyển Đổi Giống Lúa Chất Lượng Cao Kháng Được Sâu Bệnh Của Nông Dân

Tuy nhiên dù là vụ có điều kiện sản xuất thuận lợi, nhưng với thời tiết diễn biến phức tạp, thì nhà nông vẫn rất cần các giống lúa vừa cho năng suất chất lượng cao, vừa có khả năng kháng được sâu bệnh và điều kiện bất lợi.

04/11/2014