Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cá đồng non lại... lên chợ!

Cá đồng non lại... lên chợ!
Ngày đăng: 17/08/2015

Trước đây, cá đồng non chưa đủ trọng lượng thì bán không được giá nên không ai bắt. Ðến mùa mưa năm sau chúng lại tràn lên đồng sinh sôi phát triển bầy đàn, dân nghèo chỉ việc cắm câu, giăng lưới bắt những con cá lớn và cũng sẵn sàng thả chừa lại những con cá nhỏ chưa đủ tuổi trưởng thành.

Rất nhiều nông dân vùng sâu, vùng xa, ruộng đất nhiều nhưng không cần cấy lúa vì năng suất thấp không có lãi, mà chỉ thả nuôi cá đồng và cũng chẳng cần cho chúng ăn gì, hằng ngày bắt tỉa cá lớn bán tươi hay làm khô, làm mắm là có tiền mua gạo. Còn những người không ruộng thì khai thác cá tự nhiên ngoài các vùng đất hoang cũng đủ chi phí cơm áo hằng ngày.

Cách khai thác “bắt cá lớn chừa cá nhỏ” đã giúp nông dân thuở trước bảo tồn được nguồn cá giống, giúp cá ngày càng sinh sôi. Thời kỳ đó sản lượng cá đồng ở Cà Mau rất lớn, hàng chục ngàn tấn mỗi năm và suốt dọc bờ sông nội ô Cà Mau, phía phường 5, có đến hàng chục vựa cá, vựa khô và mắm đồng, hoạt động cả ngày lẫn đêm lên hàng chở đi TP Hồ Chí Minh và các tỉnh tiêu thụ.

Mô hình lúa mùa đặc sản - cá đồng sẽ là bài toán kinh tế hộ bền vững đối với vùng chuyên lúa được giữ ngọt, nếu bà con nông dân biết giữ lượng giống cá đồng với cơ cấu thành phần loài hợp lý, biết khoanh nuôi, bảo vệ an toàn. Hiện nay, sau nhiều năm miễn cưỡng chạy đuổi theo cây lúa cao sản tăng vụ, ở các vùng không đủ điều kiện không còn mang lại hiệu quả kinh tế như mong muốn. Vậy tại sao các địa phương không vận động nông dân quay lại “tái cơ cấu” với cây lúa mùa dẻo thơm và con cá đồng với mô hình lúa - cá đồng? Nếu cứ bám hè thu - lấp vụ để rồi lúa gạo cứ dư thừa không bán được giá cao, nông dân không thoát khỏi cái nghèo thì làm sao đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới?

Ðể nguồn lợi cá đồng được khôi phục nhanh chóng và bền vững, Nhà nước nên có chương trình hỗ trợ nuôi dưỡng tài nguyên cá đồng và nên phát động ngày thả cá bố mẹ tái tạo cá giống tự nhiên vào những ngày đầu mùa mưa. Từng địa phương nên tổ chức lại sản xuất theo lợi thế riêng, sao cho trên đồng ruộng, ngoài cây lúa, người nông dân còn được đảm bảo thu hoạch thêm các nguồn lợi khác.

Trong đó, quan tâm cây bồn bồn dễ trồng, thu lợi lớn và con cá đồng bản địa. Mỗi hộ nông dân có sẵn ao vườn, khuôn ruộng, hằng năm chỉ cần chừa lại vài cặp cá bố mẹ mỗi loại, hay mua các loại cá đồng non thả thêm vào để khôi phục lại nguồn cá giống và bảo vệ chăm sóc; hoặc cũng có thể thả ghép thêm những loài mới có giá trị cao như: thát lát cườm, cá bống tượng, tôm càng xanh, lươn đồng… thì đến mùa khô, lượng cá thương phẩm các loại thu về sẽ rất đáng kể. Hay vào mùa giáp hạt, lúc con đau, khi con nhập học, kẹt tiền có thể thu tỉa bán lấy tiền chi dụng sẽ rất có ý nghĩa.


Có thể bạn quan tâm

Tái cơ cấu nông nghiệp đã đạt nhiều thành công nhất định Tái cơ cấu nông nghiệp đã đạt nhiều thành công nhất định

Thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10-6-2013, qua 2 năm, 13 tỉnh ĐBSCL bắt tay thực hiện đến nay đã đạt được nhiều thành công nhất định.

20/07/2015
Lợi dụng trồng mới để... phá rừng Lợi dụng trồng mới để... phá rừng

Liên tiếp là địa phương dẫn đầu cả nước về tỷ lệ trồng rừng mới, với độ che phủ đạt 64%, song hiện nay tỉnh Tuyên Quang bị “tố” vì các dự án trồng rừng kém hiệu quả, nhiều nơi đã lợi dụng trồng mới để... phá rừng.

20/07/2015
Dùng bẫy đèn diệt trừ sâu đục thân hại cà phê Dùng bẫy đèn diệt trừ sâu đục thân hại cà phê

Như NTNN đã đưa tin, tại TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) đang xuất hiện tình trạng sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes Chevrolat) tàn phá cây cà phê, gây thiệt hại nặng cho nông dân. Theo các chuyên gia nông nghiệp, loại sâu này hoạt động quanh năm và phát triển mạnh ở những khu vực nhiệt độ cao và nhiều ánh sáng.

20/07/2015
Nên cơ nghiệp từ 4 con chim trĩ Nên cơ nghiệp từ 4 con chim trĩ

Chỉ với 4 con chim trĩ giống nuôi từ năm 2011, đến nay anh Trần Văn Chức, xã Duy Thu, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) đã nhân thành công mô hình nuôi chim trĩ hàng hóa và trở nên khấm khá.

20/07/2015
Khoai môn ế ẩm, nông dân bấm bụng băm cho cá ăn Khoai môn ế ẩm, nông dân bấm bụng băm cho cá ăn

Hồi đầu năm 2014, trước mức giá hấp dẫn của khoai môn (dao động từ 14.000 – 15.000 đồng/kg, có lúc lên đến 18.000 đồng/kg), nhiều nông dân ở An Giang đổ xô đi trồng khoai.

20/07/2015