Hướng đi mới từ cây trôm

Chỉ sau 2 năm trồng, vườn cây trôm của ông Đỗ Hữu Phước đã bắt đầu cho mủ.
Đó là câu chuyện của ông Đỗ Hữu Phước, ngụ xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng.
Năm 2012, gần 3 ha cao su của gia đình ông Phước khi đó mới được 2 năm tuổi nhưng ông đã chặt bỏ toàn bộ vì thấy giá mủ xuống liên tục.
Thay vì trồng tiêu hay cây ăn trái thay thế như các hộ dân trong vùng, khi thấy có người mang cây trôm (là loại cây cho mủ, có thể uống hoặc chế biến làm mỹ phẩm…) lấy giống từ Bình Thuận đi ngang qua nhà, ông Phước đã quyết định trồng thử loại cây này.
Cây trôm phù hợp với thổ nhưỡng của Bình Dương nên phát triển khá nhanh. Sau 2 năm, 100 cây trôm đầu tiên của ông Phước bắt đầu cho thu hoạch.
Mỗi kg mủ tươi bán ra giá 100.000 đồng, trung bình mỗi tháng ông có thu nhập từ 3 - 3,5 triệu đồng. Trong năm đầu tiên, ông Phước đã thu được 40 triệu đồng.
Chỉ từ hơn 100 cây trôm ban đầu, tới nay ông Phước trồng thêm 1.500 cây trôm trên toàn bộ diện tích cao su đã bị chặt bỏ.
Ông Phước cho biết: “Cây trôm ít sâu bệnh, thời gian cho thu hoạch ngắn nên thay vì tiếp tục đầu tư vào cao su giá bấp bênh, tôi thấy mình đầu tư vào một loại cây “không đụng hàng” với số lượng khá lớn cũng là một cách làm hiệu quả”.
Hiện tại, sản lượng thu được còn ít, mủ trôm của ông Phước chưa có thương hiệu nên chỉ bán cho người dân quanh xã. Ngoài ra, có một số người ở TP.Hồ Chí Minh biết cũng đã tìm về hỏi mua mủ tươi.
Ông Phước nói trong niềm hy vọng: “Nếu mủ trôm cứ có giá như thế này, tới năm 2016 tôi sẽ đầu tư máy sấy để thu hoạch, chế biến mủ trôm tốt hơn”.
Ông Phước là một trong những người đầu tiên ở huyện Dầu Tiếng mạnh dạn đưa một loại cây hoàn toàn mới với vùng đất này vào trồng thử nghiệm.
Bước đầu sản lượng mủ trôm thu được có giá thành cao, tuy vậy ông Phước cũng đang băng khoăn về giải pháp phát triển thương hiệu và đầu ra bền vững cho loại cây mới này.
Được biết, cây trôm ở Việt Nam được trồng đầu tiên tại xứ nóng Bình Thuận và Ninh Thuận. Mủ có dạng keo, dễ tan trong nước, chứa nhiều chất bổ dưỡng dùng để chế biến các loại nước giải khát, giải nhiệt cao cấp nên có giá bán rất đắt. Ngoài ra, mủ trôm còn có thể dùng làm dược liệu, mỹ phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Châu Thành (Tiền Giang) có tổng diện tích vườn trồng cây ăn trái gần 12.000 ha, trong đó có 1.600 ha cây sapô. Trong đó, Kim Sơn là xã trồng nhiều nhất gần 600 ha. Thời gian gần đây, cây sapô "Mặc Bắc" Kim Sơn đã được Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Dương vừa hỗ trợ cho nông dân xã Long Tân (Dầu Tiếng) thực hiện Dự án khuyến nông Trung ương “Phát triển nuôi cá rô phi đơn tính đực hướng quy trình GAP”. Bước đầu, Trung tâm Khuyến nông tỉnh chọn 3 hộ ở ấp Bờ Cảng có đủ điều kiện về ao nuôi, nhân lực, kinh phí và tự nguyện cùng đầu tư làm điểm, với quy mô 10.000m2.

Hiện giá trứng gà bán tại các trại ở Đồng Nai khoảng 2.100 - 2.200 đồng/trứng, tăng khoảng 400 đồng/trứng so với cách đây hơn 1 tuần. Giá trứng gà đột ngột tăng cao là do đầu ra hút hàng. Theo một số chủ trang trại nuôi gà đẻ trứng ở các huyện Xuân Lộc, Trảng Bom, gần 1 tháng nay thời tiết nắng nóng, thi thoảng có mưa lớn khiến nhiệt độ thay đổi đột ngột làm sản lượng trứng gà tại các trại giảm 20 - 30%.

Theo Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Đồng Nai, tính đến ngày 5-7, toàn tỉnh Đồng Nai có đến 750ha bắp (ngô) vụ hè thu trồng giống bắp NK67 sinh trưởng kém. Tỷ lệ thiệt hại từ 20 – 60% năng suất.

Phát triển thủy sản đang trở thành ngành kinh tế chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Cùng với quá trình phát triển quy mô, hình thức quản lý cũng là vấn đề đáng quan tâm, trong đó mô hình HTX chuyên canh thủy sản đã manh nha, phát triển, đang có cơ hội mở rộng. Mô hình này phù hợp với xu thế sản xuất quy mô lớn, an toàn, bền vững.