Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hướng đi mới từ cây trôm

Hướng đi mới từ cây trôm
Ngày đăng: 09/10/2015

Chỉ sau 2 năm trồng, vườn cây trôm của ông Đỗ Hữu Phước đã bắt đầu cho mủ.

Đó là câu chuyện của ông Đỗ Hữu Phước, ngụ xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng.

Năm 2012, gần 3 ha cao su của gia đình ông Phước khi đó mới được 2 năm tuổi nhưng ông đã chặt bỏ toàn bộ vì thấy giá mủ xuống liên tục.

Thay vì trồng tiêu hay cây ăn trái thay thế như các hộ dân trong vùng, khi thấy có người mang cây trôm (là loại cây cho mủ, có thể uống hoặc chế biến làm mỹ phẩm…) lấy giống từ Bình Thuận đi ngang qua nhà, ông Phước đã quyết định trồng thử loại cây này.

Cây trôm phù hợp với thổ nhưỡng của Bình Dương nên phát triển khá nhanh. Sau 2 năm, 100 cây trôm đầu tiên của ông Phước bắt đầu cho thu hoạch.

Mỗi kg mủ tươi bán ra giá 100.000 đồng, trung bình mỗi tháng ông có thu nhập từ 3 - 3,5 triệu đồng. Trong năm đầu tiên, ông Phước đã thu được 40 triệu đồng.

Chỉ từ hơn 100 cây trôm ban đầu, tới nay ông Phước trồng thêm 1.500 cây trôm trên toàn bộ diện tích cao su đã bị chặt bỏ.

Ông Phước cho biết: “Cây trôm ít sâu bệnh, thời gian cho thu hoạch ngắn nên thay vì tiếp tục đầu tư vào cao su giá bấp bênh, tôi thấy mình đầu tư vào một loại cây “không đụng hàng” với số lượng khá lớn cũng là một cách làm hiệu quả”.

Hiện tại, sản lượng thu được còn ít, mủ trôm của ông Phước chưa có thương hiệu nên chỉ bán cho người dân quanh xã. Ngoài ra, có một số người ở TP.Hồ Chí Minh biết cũng đã tìm về hỏi mua mủ tươi.

Ông Phước nói trong niềm hy vọng: “Nếu mủ trôm cứ có giá như thế này, tới năm 2016 tôi sẽ đầu tư máy sấy để thu hoạch, chế biến mủ trôm tốt hơn”.

Ông Phước là một trong những người đầu tiên ở huyện Dầu Tiếng mạnh dạn đưa một loại cây hoàn toàn mới với vùng đất này vào trồng thử nghiệm.

Bước đầu sản lượng mủ trôm thu được có giá thành cao, tuy vậy ông Phước cũng đang băng khoăn về giải pháp phát triển thương hiệu và đầu ra bền vững cho loại cây mới này.

Được biết, cây trôm ở Việt Nam được trồng đầu tiên tại xứ nóng Bình Thuận và Ninh Thuận. Mủ có dạng keo, dễ tan trong nước, chứa nhiều chất bổ dưỡng dùng để chế biến các loại nước giải khát, giải nhiệt cao cấp nên có giá bán rất đắt. Ngoài ra, mủ trôm còn có thể dùng làm dược liệu, mỹ phẩm.


Có thể bạn quan tâm

Tái Diễn “Sâu Lạ” Đục Củ Khoai Lang Tái Diễn “Sâu Lạ” Đục Củ Khoai Lang

Sau thời gian tạm lắng kể từ vụ khoai lang năm 2012, hiện nhiều nông dân trồng khoai ở Bình Tân (Vĩnh Long) lại điêu đứng nạn sâu “lạ” đục củ tấn công trở lại, làm giảm năng suất và giá cả.

20/10/2014
Cà Chua Chết Hàng Loạt Tại Huyện An Dương Cà Chua Chết Hàng Loạt Tại Huyện An Dương

Báo Hải Phòng số ra ngày 10-10, có bài “Huyện An Dương (Hải Phòng): Nhiều diện tích trồng cà chua chết không rõ nguyên nhân”. Ngay sau khi báo đăng, Đoàn công tác của Sở Nông nghiệp- PTNT tìm hiểu nguyên nhân và có giải pháp hướng dẫn nông dân khắc phục tình trạng này.

20/10/2014
Huyện Châu Đức (Bà Rịa Vũng Tàu) Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Tiêu Theo Tiêu Chuẩn VietGap Huyện Châu Đức (Bà Rịa Vũng Tàu) Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Tiêu Theo Tiêu Chuẩn VietGap

Hội Nông dân huyện Châu Đức đã phối hợp với Hội Hồ tiêu tỉnh BR - VT xây dựng mô hình trình diễn sản xuất tiêu sạch theo tiêu chuẩn VietGap tại 4 xã: Bàu Chinh, Sơn Bình, Láng Lớn và Quảng Thành. Theo Hội Hồ tiêu tỉnh, đây là một trong những bước chuẩn bị tiếp đón Hiệp Hội hồ tiêu thế giới đến khảo sát, đánh giá về tình hình sản xuất và chất lượng sản phẩm hồ tiêu trên địa bàn tỉnh.

20/10/2014
Năng Suất Trồng Trọt Cao Nhất Từ Trước Đến Nay Năng Suất Trồng Trọt Cao Nhất Từ Trước Đến Nay

Theo thống kê của Cục Trồng trọt, vụ mùa 2014 vùng duyên hải Nam Trung bộ - Tây Nguyên mặc dù điều kiện khí hậu diễn biến phức tạp, tuy nhiên năng suất trồng trọt tại khu vực này đạt cao nhất từ trước đến nay, đặc biệt là cây lúa. Theo đó, năng suất lúa bình quân toàn vùng đạt 63,1 tạ/ha, cao hơn năm trước 3,5 tạ/ha; sản lượng đạt 1,66 triệu tấn, tăng gần 142.000 tấn.

20/10/2014
Quảng Ngãi Thu Hoạch Mì Chạy... Úng Quảng Ngãi Thu Hoạch Mì Chạy... Úng

Rút kinh nghiệm từ những thiệt hại ở các năm trước, năm nay nông dân hạn chế "ngâm" mì ở những vùng trũng. Vì vậy, mới bước vào mùa mưa, bà con gấp gáp thu hoạch mì ở những vùng thấp bán cho nhà máy. Bên cạnh đó, phía nhà máy cũng tạo điều kiện thuận lợi để nông dân bán sản phẩm của mình, thu lại tiền đầu tư và công sức sau bao ngày nhọc nhằn canh tác.

20/10/2014