Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hướng đi mới cho vùng chuyên canh rau màu

Hướng đi mới cho vùng chuyên canh rau màu
Ngày đăng: 24/09/2015

Điều này đã phần nào giúp bà con giải bài toán khó về giá cả bấp bênh trong canh tác rau màu.

Nông dân cù lao Bà Hòa chăm sóc bắp cải

Từ năm 2000, qua nhiều lần tham dự các hội thảo, ông Đặng Văn Đơ (ấp Thạnh Hưng) đã tìm hiểu và ký hợp đồng sản xuất giống rau màu nguyên chủng các loại, như: Đậu đũa, đậu que, bắp… với Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang (nay là Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời).

“Ban đầu, cán bộ kỹ thuật của công ty xuống trực tiếp hướng dẫn, nhưng qua vài mùa vụ, mình đã nắm vững kỹ thuật và có kinh nghiệm canh tác nên công ty tin tưởng giao cho mình làm luôn”- ông Đơ chia sẻ.

Hàng năm, khoảng đầu tháng 9 âm lịch, ông Đơ cùng 13 hộ dân ở địa phương tiến hành làm đất, chuẩn bị xuống giống vụ đông xuân, xong vụ đông xuân sẽ tận dụng đất, giàn dây làm sẵn canh tác thêm vụ hè thu.

Với khoảng 7 héc-ta đất canh tác, ông Đơ cùng bà con nơi đây cung cấp khoảng 10 tấn hạt giống các loại mỗi năm. “Các loại giống sẽ đáp ứng theo nhu cầu của công ty ký kết hợp đồng, chúng tôi chủ yếu trồng các loại đậu que và đậu đũa. Làm ít loại nhưng hiệu quả vì mình có thể kiểm soát chất lượng tốt hơn”, ông Đơ phân tích.

Trong quá trình trồng, phải thường xuyên loại bỏ cây tạp, xấu để đảm bảo chất lượng. Với năng suất ước tính khoảng 200kg hạt/công, sau khi trừ tất cả chi phí, bà con còn lời từ 7 - 9 triệu đồng/công. Với thời gian canh tác cũng như so với nhiều loại cây trồng khác thì có thể lãi không cao, tuy nhiên, so với trồng rau màu thì rất ổn định.

“Giá cả đã được ký kết từ đầu vụ theo hợp đồng nên bà con an tâm canh tác, chỉ tập trung vào chăm sóc đạt năng suất thì lợi nhuận càng cao”- ông Đơ nói thêm.

Có thể nói, vì trồng màu lấy hạt nên về khâu chăm sóc, thu hoạch cũng khỏe hơn nhiều so với thu hoạch rau màu thương phẩm.

Chỉ cần đợi đến lúc trái khô là thu hoạch và đem về lựa, giao cho công ty, không cần phải thu hoạch nhiều lần như trồng thương phẩm.

Hiện nay, ngoài Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời, ông Đơ còn giao hạt giống cho nhiều công ty khác. Ông Đơ cho biết, nhu cầu của các công ty là khá lớn nhưng để tập trung được diện tích đất lớn để đáp ứng thì còn rất khó khăn nên không dám nhận những đơn hàng lớn…

Trước đây, ông Đơ còn có trang trại rau màu gốc ghép, điển hình, như: Cà chua có gốc ghép cà tím hoặc cà hoang dại, dưa hấu… Tuy nhiên, do ít người trồng vì do vùng đất không thích hợp, thị trường đầu ra không ổn định nên đã dần không còn làm nữa, chỉ tập trung vào sản xuất hạt giống.

Cùng ở ấp Thạnh Hưng, ông Đào Văn Măng, hiện là Chủ nhiệm CLB Nông dân ấp Thạnh Hưng, cũng bắt đầu làm thử mô hình liên kết sản xuất hạt giống với các công ty. “Biết đây là mô hình hiệu quả nên năm rồi, tôi cũng trồng thử đậu que trên khoảng 5 công đất để đánh giá năng suất, sau đó chính thức ký hợp đồng với công ty”- ông Măng giải thích.

Năm nay, ông Măng dự định sẽ tập hợp bà con canh tác nhiều hơn, chỉ cần có công ty đặt hàng thì sẽ đáp ứng.

Qua một năm canh tác, ông Măng chia sẻ kinh nghiệm:

“Khi đậu que lên khoảng 1m sẽ cho trái, những trái đó nên thu hoạch bán thương phẩm, không nên để trái khô vì trái rất ít, lại ngắn và ít hạt. Những trái đậu ở những nấc tiếp theo sẽ ra nhiều hơn, trái dài, hạt nhiều thì năng suất cũng sẽ cao hơn.

Với cách làm này, bà con sẽ tăng thêm lợi nhuận cho mình”.

Chủ tịch Hội nông dân xã Bình Thạnh Nguyễn Anh Huy cho biết, so với giá cả bấp bênh của nhiều loại rau màu hiện nay thì mô hình trồng rau màu lấy hạt thật sự có hiệu quả. Thực hiện mô hình này, bà con có thể liên kết được các doanh nghiệp bằng hợp đồng, với giá cả ổn định nên lợi nhuận cũng được đảm bảo…


Có thể bạn quan tâm

Triển Khai Gói Lãi Suất Cho Vay Ưu Đãi Hỗ Trợ Thu Mua, Chế Biến Cà Phê Ở Hướng Hóa Triển Khai Gói Lãi Suất Cho Vay Ưu Đãi Hỗ Trợ Thu Mua, Chế Biến Cà Phê Ở Hướng Hóa

Năm nay, không chỉ nông dân trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) phấn khởi vì giá cà phê tăng hơn năm trước mà các doanh nghiệp, cơ sở thu mua, chế biến cà phê nơi đây cũng rất vui khi được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo- PTNT) huyện tạo điều kiện thuận lợi để vay vốn với lãi suất thấp.

15/11/2014
Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Cho Vật Nuôi Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Cho Vật Nuôi

Những tháng cuối năm, nhiệt độ xuống thấp, sức đề kháng của các loại gia súc, gia cầm yếu; đây cũng là thời điểm hoạt động mua bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm diễn ra sôi động nên dịch bệnh rất dễ xảy ra. Vì vậy, cùng với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, các hộ chăn nuôi trên địa bàn T.P Thái Nguyên cũng đang tích cực thực hiện các biện pháp nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh và đói rét cho đàn vật nuôi.

15/11/2014
Mô Hình Phát Triển Lâm Nghiệp Bền Vững Tại Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ Lang Chánh Mô Hình Phát Triển Lâm Nghiệp Bền Vững Tại Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ Lang Chánh

Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp, đổi mới các nông lâm trường, từ năm 2006, Lâm trường Lang Chánh được chuyển thành Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Lang Chánh (gọi tắt là BQL) với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và tổ chức sản xuất, kinh doanh trên diện tích 8.850,08 ha rừng và đất lâm nghiệp (trong đó có 3.936,838 ha rừng sản xuất, còn lại là rừng phòng hộ).

15/11/2014
Hiệu Quả Từ Xã Hội Hóa Nghề Rừng Hiệu Quả Từ Xã Hội Hóa Nghề Rừng

Tỉnh ta xác định lâm nghiệp là ngành kinh tế chủ lực ở 11 huyện miền núi. Từ Nghị định 02 về giao đất, giao rừng đến các chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc; trồng rừng sản xuất 661, 147, rừng gỗ lớn... đã cho thấy bước chuyển mạnh mẽ của nghề rừng ở xứ Thanh.

15/11/2014
Huyện Thường Xuân Cải Tạo Hơn 60 Ha Vườn Tạp Huyện Thường Xuân Cải Tạo Hơn 60 Ha Vườn Tạp

Đặc biệt, mô hình cải tạo vườn tạp trồng cam, chanh và cây mắc ca, quy mô 4,2 ha tại 2 thôn Hang Cáu và Quạn (xã Vạn Xuân), với 65 hộ dân tham gia đã hoàn thành. Có 933 hộ dân ở các xã tham gia chương trình cải tạo vườn tạp. Khi tham gia, các hộ dân đã được cán bộ khuyến nông huyện tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây trồng tại vườn nhà.

15/11/2014