Hướng đến cây điều cho năng suất, phẩm chất cao

Nhà vườn đang lo lắng vào chính vụ thu hoạch điều sẽ giá giảm.
Chưa được thâm canh
Hiện nay, toàn tỉnh có trên 17.700 ha điều, nhiều nhất ở 3 huyện: Đức Linh (6.827 ha), Tánh Linh (3.695 ha) và Hàm Tân (2.746 ha), chiếm 75% diện tích điều toàn tỉnh; 25% còn lại phân bố rải rác tại các địa phương.
Nhìn chung, phần lớn diện tích điều chưa được đầu tư thâm canh vì giá cả bấp bênh, do trồng phân tán không tập trung.
Mặt khác, thời tiết những năm gần đây bất thường, nắng nóng liên tục làm cho cây điều thiếu nước khi đơm bông, kết trái.
Loại cây này còn bị cạnh tranh bởi một số cây trồng khác hiệu quả kinh tế cao hơn, nên có xu hướng giảm diện tích.
Giá cả bấp bênh
Tại Bình Thuận, hạt điều thô được nông dân bán cho thương nhân với giá thị trường, xu hướng giảm dần giá khi vào chính vụ thu hoạch. Đơn cử, trong tháng 3/2015, giá điều biến động từ 26.000 - 30.000 đồng/kg điều tươi.
Hiện nay, trong tỉnh có 11 cơ sở thu mua, sơ chế hạt điều, công suất 300 - 500 tấn/năm. Để tăng diện tích điều toàn tỉnh, những năm qua tỉnh đã ban hành một số chính sách ưu đãi cho người trồng điều.
Trong đó, hỗ trợ 50% giá giống điều ghép cho nông dân. Riêng đối với các xã khó khăn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số hỗ trợ 80% giá giống (thực hiện đến hết năm 2013).
Hỗ trợ hình thành các mô hình trồng các giống điều ghép cao sản và thâm canh cải tạo tại các vườn điều thông qua hình thức hỗ trợ 40% giống, 20% vật tư, phân bón và toàn bộ kinh phí chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất...
Giải pháp cứu vãn
Mới đây, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Bình Thuận xác định, cây điều là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh đến năm 2020. Theo đó, Bình Thuận sẽ trồng tái canh và cải tạo giống điều là 12.500 ha.
Mục đích nâng cao năng suất, sản lượng điều trong toàn tỉnh; đạt phẩm chất hạt điều, bảo đảm yêu cầu xuất khẩu hạt điều đã qua chế biến.
Để thực hiện được hướng đi này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu, chọn tạo các giống điều mới năng suất, chất lượng cung cấp cho người trồng điều; có chính sách hỗ trợ các cơ sở chế biến hạt điều thay đổi thiết bị, công nghệ để nâng cao chất lượng hạt điều qua chế biến…
Có thể bạn quan tâm

Dự án trên được thực hiện tối đa trong 3 năm (2015-2018) với tổng kinh phí là 8,8 triệu euro. Trong đó, vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Đức là 4,4 triệu euro; vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Úc là 3,6 triệu euro; vốn đối ứng của phía Việt Nam 0,8 triệu euro.

Theo ông Hòe, tuy VASEP vẫn còn đang phải chờ đợi con số thống kê XK tôm 2 tháng đầu năm từ Tổng cục Hải quan, nhưng thông tin từ các doanh nghiệp cho thấy, so với cùng thời điểm của những năm trước đây, đầu năm nay, XK tôm đang khá trầm lắng, nhất là từ sau Tết Ất Mùi tới giờ.

Các NHTM nêu trên thực hiện cân đối nguồn vốn để cho vay mua tạm trữ thóc, gạo đối với các thương nhân được Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân giao chỉ tiêu mua số thóc, gạo tạm trữ tối đa 1 triệu tấn quy gạo theo tỷ lệ quy đổi thóc:gạo là 2:1 trong vụ Đông - Xuân 2014-2015. Lãi suất cho vay do NHTM và khách hàng thỏa thuận nhưng tối đa không vượt quá 7%/năm.

Nếu trồng giống chất lượng thấp, nông dân thu lãi ít nhất 25,8%, lúa chất lượng cao lãi ít nhất 37,5%, lúa thơm lãi ít nhất 44,8%. Lượng lúa thu hoạch đầu vụ gần 1,8 triệu tấn là nguồn nguyên liệu cung ứng cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu được 430.000 tấn, trị giá 202 triệu USD.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, trong đó quy định một số sản phẩm cấm xuất khẩu.