Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hướng đến cây điều cho năng suất, phẩm chất cao

Hướng đến cây điều cho năng suất, phẩm chất cao
Ngày đăng: 20/09/2015

Nhà vườn đang lo lắng vào chính vụ thu hoạch điều sẽ giá giảm.

Chưa được thâm canh

Hiện nay, toàn tỉnh có trên 17.700 ha điều, nhiều nhất ở 3 huyện: Đức Linh (6.827 ha), Tánh Linh (3.695 ha) và Hàm Tân (2.746 ha), chiếm 75% diện tích điều toàn tỉnh; 25% còn lại phân bố rải rác tại các địa phương.

Nhìn chung, phần lớn diện tích điều chưa được đầu tư thâm canh vì giá cả bấp bênh, do trồng phân tán không tập trung.

Mặt khác, thời tiết những năm gần đây bất thường, nắng nóng liên tục làm cho cây điều thiếu nước khi đơm bông, kết trái.

Loại cây này còn bị cạnh tranh bởi một số cây trồng khác hiệu quả kinh tế cao hơn, nên có xu hướng giảm diện tích.

Giá cả bấp bênh

Tại Bình Thuận, hạt điều thô được nông dân bán cho thương nhân với giá thị trường, xu hướng giảm dần giá khi vào chính vụ thu hoạch. Đơn cử, trong tháng 3/2015, giá điều biến động từ 26.000 - 30.000 đồng/kg điều tươi.

Hiện nay, trong tỉnh có 11 cơ sở thu mua, sơ chế hạt điều, công suất 300 - 500 tấn/năm. Để tăng diện tích điều toàn tỉnh, những năm qua tỉnh đã ban hành một số chính sách ưu đãi cho người trồng điều.

Trong đó, hỗ trợ 50% giá giống điều ghép cho nông dân. Riêng đối với các xã khó khăn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số hỗ trợ 80% giá giống (thực hiện đến hết năm 2013).

Hỗ trợ hình thành các mô hình trồng các giống điều ghép cao sản và thâm canh cải tạo tại các vườn điều thông qua hình thức hỗ trợ 40% giống, 20% vật tư, phân bón và toàn bộ kinh phí chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất...

Giải pháp cứu vãn

Mới đây, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Bình Thuận xác định, cây điều là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh đến năm 2020. Theo đó, Bình Thuận sẽ trồng tái canh và cải tạo giống điều là 12.500 ha.

Mục đích nâng cao năng suất, sản lượng điều trong toàn tỉnh; đạt phẩm chất hạt điều, bảo đảm yêu cầu xuất khẩu hạt điều đã qua chế biến.

Để thực hiện được hướng đi này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu, chọn tạo các giống điều mới năng suất, chất lượng cung cấp cho người trồng điều; có chính sách hỗ trợ các cơ sở chế biến hạt điều thay đổi thiết bị, công nghệ để nâng cao chất lượng hạt điều qua chế biến…


Có thể bạn quan tâm

Sản lượng khai thác thủy sản toàn tỉnh 8 tháng đạt gần 140 ngàn tấn Sản lượng khai thác thủy sản toàn tỉnh 8 tháng đạt gần 140 ngàn tấn

Theo Sở NN&PTNT, từ đầu năm đến nay, việc nuôi trồng, khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định có nhiều chuyển biến tích cực nhờ ngư dân đã chủ động bám biển đánh bắt, khai thác thủy sản; các mô hình cộng đồng tham gia quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản triển khai có hiệu quả…

10/09/2015
Thả rạn nhân tạo bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thả rạn nhân tạo bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Trong 2 ngày 5 và 6/9, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nghệ An đã tiến hành thả rạn nhân tạo tại vùng biển xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu và Quỳnh Long, Quỳnh Lưu.

10/09/2015
Cá chết trắng bè, người nuôi cá đem đến đổ trước nhà máy Cá chết trắng bè, người nuôi cá đem đến đổ trước nhà máy

Bức xúc trước tình trạng nước thải ô nhiễm của các nhà máy xả trực tiếp ra sông làm chết cá, người nuôi cá mang cá chết đến đổ tại doanh nghiệp.

10/09/2015
Ngư dân vùng rốn lũ Tân Châu trông chờ Mùa nước nổi Ngư dân vùng rốn lũ Tân Châu trông chờ Mùa nước nổi

Đến hẹn lại lên, vào thời điểm này, khi nói đến vùng đất đầu nguồn sông Tiền Tân Châu (An Giang), ai cũng đều nghĩ đến hình ảnh những cánh đồng trắng xóa, hay bắt gặp hình ảnh mọi người đang trên những chiếc xuồng cùng với chài, lưới hay những ngư cụ khác để đánh bắt thủy sản, cùng với đó, là màu vàng của bông điên điển, là bông súng ngoi lên trên mặt nước hay những rau muốn đồng vượt nước non miểu, đó là những thứ mà thiên nhiên ban tặng cho những người nông dân mỗi khi lũ về. Và chắc hẳn, người dân xã Vĩnh Xương, nơi giáp với nước bạn Campuchia vẫn luôn được mọi người biết đến với nghề đánh bắt thủy sản và tên gọi cư dân vùng “rốn” lũ. Bởi lẽ, mùa nước lên cũng là thời điểm ăn nên làm ra của bà con nơi đây.

10/09/2015
Hồi sinh Tam Giang Hồi sinh Tam Giang

Cùng với việc thành lập hệ thống chi hội nghề cá cơ sở, giao quyền khai thác thủy sản trên vùng nước cho các tổ chức ngư dân, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế còn thành lập 6 khu bảo vệ thủy sản (KBVTS), loại hình bảo tồn quy mô nhỏ dựa vào cộng đồng trên phá Tam Giang - Cầu Hai. Đây là hoạt động xã hội hóa trong công tác quản lý khai thác và bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy sản vùng đầm phá lớn nhất Đông Nam Á.

10/09/2015