Hướng đến cây điều cho năng suất, phẩm chất cao

Nhà vườn đang lo lắng vào chính vụ thu hoạch điều sẽ giá giảm.
Chưa được thâm canh
Hiện nay, toàn tỉnh có trên 17.700 ha điều, nhiều nhất ở 3 huyện: Đức Linh (6.827 ha), Tánh Linh (3.695 ha) và Hàm Tân (2.746 ha), chiếm 75% diện tích điều toàn tỉnh; 25% còn lại phân bố rải rác tại các địa phương.
Nhìn chung, phần lớn diện tích điều chưa được đầu tư thâm canh vì giá cả bấp bênh, do trồng phân tán không tập trung.
Mặt khác, thời tiết những năm gần đây bất thường, nắng nóng liên tục làm cho cây điều thiếu nước khi đơm bông, kết trái.
Loại cây này còn bị cạnh tranh bởi một số cây trồng khác hiệu quả kinh tế cao hơn, nên có xu hướng giảm diện tích.
Giá cả bấp bênh
Tại Bình Thuận, hạt điều thô được nông dân bán cho thương nhân với giá thị trường, xu hướng giảm dần giá khi vào chính vụ thu hoạch. Đơn cử, trong tháng 3/2015, giá điều biến động từ 26.000 - 30.000 đồng/kg điều tươi.
Hiện nay, trong tỉnh có 11 cơ sở thu mua, sơ chế hạt điều, công suất 300 - 500 tấn/năm. Để tăng diện tích điều toàn tỉnh, những năm qua tỉnh đã ban hành một số chính sách ưu đãi cho người trồng điều.
Trong đó, hỗ trợ 50% giá giống điều ghép cho nông dân. Riêng đối với các xã khó khăn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số hỗ trợ 80% giá giống (thực hiện đến hết năm 2013).
Hỗ trợ hình thành các mô hình trồng các giống điều ghép cao sản và thâm canh cải tạo tại các vườn điều thông qua hình thức hỗ trợ 40% giống, 20% vật tư, phân bón và toàn bộ kinh phí chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất...
Giải pháp cứu vãn
Mới đây, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Bình Thuận xác định, cây điều là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh đến năm 2020. Theo đó, Bình Thuận sẽ trồng tái canh và cải tạo giống điều là 12.500 ha.
Mục đích nâng cao năng suất, sản lượng điều trong toàn tỉnh; đạt phẩm chất hạt điều, bảo đảm yêu cầu xuất khẩu hạt điều đã qua chế biến.
Để thực hiện được hướng đi này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu, chọn tạo các giống điều mới năng suất, chất lượng cung cấp cho người trồng điều; có chính sách hỗ trợ các cơ sở chế biến hạt điều thay đổi thiết bị, công nghệ để nâng cao chất lượng hạt điều qua chế biến…
Có thể bạn quan tâm

Tại Gia Lai, tình trạng hồ tiêu bị chết nhanh, chết chậm cũng khá phổ biến với 380.827 trụ tiêu bị bệnh chết nhanh, 9.215,6 ha bị bệnh chết chậm ở Chư Prong, Đức Cơ, Ia Grai, Chư Sê… Bình Phước có 295 ha bị bệnh chết nhanh, 121 ha bị bệnh chết chậm...

Năm nay, sản lượng cam của xã ước đạt trên 900 tấn, cho hiệu quả kinh tế hơn 50 tỷ đồng. Sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học & Công nghệ", cấp Bằng công nhận tập thể "Cam đường Kim An", giá trị hàng hóa của sản phẩm cam Kim An sẽ tiếp tục được nâng cao, tạo đầu ra ổn định và tăng thu nhập cho nông dân.

Nhận thấy thế mạnh từ loại cây ăn quả này, xã Đồng Liên đang từng bước tạo điều kiện để người dân mở rộng diện tích trồng cây, đồng thời đề nghị với Sở Khoa học - Công nghệ giúp đỡ phát triển thương hiệu táo Xuân 21 trên địa bàn. Trước mắt, cây táo Xuân 21 sẽ là một trong những thế mạnh để xã Đồng Liên thực hiện Đề án phát triển sản xuất theo Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Về xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) dịp này, ngoài gạo sạch còn nghe người dân bàn chuyện làm bưởi sạch. Làm bưởi sạch có 4 điểm lợi cùng lúc: giảm được nhiều chi phí mua thuốc trừ sâu, giảm công phun xịt, bớt ô nhiễm môi trường và người tiêu dùng yên tâm.

Chúng tôi đến 3 cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tại phường 3, TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp) hỏi mua thuốc ngâm cho trái cây mau chín thì có 2 cửa hàng giới thiệu sản phẩm và quả quyết trái sống, non cỡ nào mang đi ngâm thuốc thì 1 - 2 ngày sau trái cũng sẽ chín.