Hưng Nguyên (Nghệ An) Hội Thi Bò Lai Sind Khỏe Đẹp Lần Thứ 4

Sáng ngày 24/8, tại sân vận động Thị trấn Hưng Nguyên, UBND huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) đã tổ chức Hội thi chung kết bò lai sind "khoẻ đẹp" lần thứ 4.
Hiện nay, Hưng Nguyên có tổng đàn bò trên 16.320 con, trong đó có 58,9% con bò lai sind được chăn nuôi trên địa bàn 23 xã, thị trấn. Bò lai sind sau nhiều năm triển khai và mở rộng địa bàn chăn nuôi đã và đang đưa lại thu nhập khá cho nhiều hộ dân.
Mục đích của Hội thi bò lai sind được tổ chức, nhằm nâng cao nhận thức và đẩy mạnh phong trào chăn nuôi, giúp người dân phấn đấu xây dựng thêm nhiều trang trại cũng như tăng cường đầu tư về kỹ thuật để tăng nhanh số lượng trâu, bò, đồng thời từng bước đưa chăn nuôi trở thành ngành chính.
Hội thi bò lai sind (zêbu) khỏe, đẹp được diễn ra 3 năm một lần. Năm nay, có 97con đã tham dự vòng loại sơ khảo trong tổng số gần 11.000 con bò lai sind ở 23 xã, thị trấn và đạt giải trong vòng thi cụm vào vào chung kết.
Đối tượng được tham gia dự thi là những con bò cái lai sind từ 20 tháng tuổi đến phối giống lần đầu có chửa và bò cái lai sind từ lần sinh thứ 1 đến lần sinh thứ 4. Nội dung cuộc thi gồm 2 phần: thi bò khoẻ đẹp và thi trắc nghiệm kỹ thuật chăn nuôi; phần thi kiến thức dành cho chủ hộ chăn nuôi điểm tối đa là 10, được nhân đôi hệ số; chấm điểm ngoại hình bò điểm tối đa là 80.
Tham gia cuộc thi, các "thí sinh" đều phải đi một vòng quanh khu vực thi để ban giám khảo chấm điểm và khán giả chiêm ngưỡng Và phần "ăn giải" nhất chính là sự cân đối về hình dáng, độ tuổi và "vòng 1" của các "nàng" bò... Nhưng để chiến thắng trong cuộc thi này, ngoài việc giới thiệu đến Ban giám khảo con bò có ngoại hình và thể chất tốt, người chăn nuôi còn phải hoàn thành xuất sắc phần thi kiến thức chăn nuôi của mình.
Phần thi trắc nghiệm kỹ thuật chăn nuôi dành cho các chủ hộ.
Thông qua hội thi là để nâng cao kiến thức kỹ thuật chăn nuôi cho các chủ hộ; lựa chọn những con bò lai sind “khỏe, đẹp”, có sức sống, khả năng chống chịu bệnh tật và sinh sản sản tốt, mang lại lợi ích kinh tế cho từng hộ dân. Hội thi cũng là dịp để biểu dương, khen thưởng các hộ chăn nuôi giỏi; đồng thời giúp người dân có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm làm giàu từ chăn nuôi bò lai sind…
Giải nhất thuộc về 2 con bò của hộ chị Châu Thị Yến ( xóm 4- xã Hưng Thông) và anh Cao Xuân Hải (xóm 19 xã Hưng Thắng), huyện Hưng Nguyên.
Kết thúc hội thi, Ban tổ chức đã trao 2 giải nhất cho 2 con bò đẹp toàn diện của hộ chị Châu Thị Yến ở xóm 4 - xã Hưng Thông, hộ anh Cao Xuân Hải ở xóm 19 - xã Hưng Thắng; mỗi giải 2.000.000 đồng. Ngoài ra, có 4 giải nhì, 6 giải ba và 85 giải khuyến khích được trao cho các chủ hộ có bò tham gia. Tổng giải thưởng là 33.000.000 đồng.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 2-10, tại xã Tứ Cường (Thanh Miện, Hải Dương), Trung tâm Ứng dụng thiết bị khoa học (Sở Khoa học và công nghệ) đã tổ chức hội thảo đầu bờ về mô hình sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học Biof xử lý môi trường ao nuôi cá rô phi lai xa. Tham gia mô hình có 31 hộ ở 3 xã: Tứ Cường (Thanh Miện), Hồng Thái (Ninh Giang), Thất Hùng (Kinh Môn) với tổng diện tích mặt nước 11 ha.

Cá tra Việt Nam vừa tăng lên vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng thủy sản yêu thích tại Mỹ nhưng người nuôi cá chưa hết lao đao. Phương pháp cho ăn gián đoạn đang được khuyến cáo để giúp người nuôi vượt qua giai đoạn khó khăn này...

Đó là ông Nguyễn Tác Tân - Trưởng thôn Vị Hạ, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông Tân đã bàn bạc với 134 hộ nông dân trong thôn Vị Hạ xây dựng mô hình "Tổ hợp tác áp dụng cơ giới hoá tổng hợp trong sản xuất lúa". Mô hình có quy mô diện tích 26 ha.

Nuôi ba ba chi phí đầu tư thấp, nhẹ công chăm sóc, kỹ thuật nuôi đơn giản, ít dịch bệnh nhưng mang lại hiệu quả kinh tế lại khá cao. Đó là nhận định của những hộ dân nuôi ba ba xã Cần Đăng (Châu Thành – An Giang). Đây được xem là một trong những mô hình thoát nghèo hiệu quả của địa phương…

Từ năm 2010, hồ thủy điện Sơn La bắt đầu tích nước. Khai thác tiềm năng mặt nước lòng hồ này, bà con ven hồ xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã triển khai mô hình nuôi cá lồng, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Đây là tín hiệu tốt để nhân dân ven hồ, bao gồm bà con các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên phát huy lợi thế 214 km2 mặt nước hồ thủy điện Sơn La để phát triển kinh tế gia đình.