HTX Thủy Sản An Thủy Khai Thác Nghêu Có Hiệu Quả

Năm 2013, Hợp tác xã (HTX) Thủy sản An Thủy (xã An Thủy - Ba Tri - Bến Tre) quản lý và khai thác hiệu quả con nghêu. Tính đến thời điểm này, sản lượng nghêu khai thác được 300 tấn, tổng doanh thu 7,5 tỷ đồng, tăng 4,1 tỷ đồng so với năm 2012.
HTX Thủy sản An Thủy có 4.089 hộ xã viên, quản lý 1.015ha đất bãi biển. HTX đã ăn chia cho xã viên 1 lần, với số tiền 300.000 đồng/hộ xã viên, lần thứ 2 được chia vào dịp cận Tết Nguyên đán năm 2014, với số tiền 200.000 đồng/hộ xã viên. Có 600 lao động là xã viên, được chia thành 6 tổ luân phiên tham gia khai thác nghêu, nhận được tổng số tiền công lao động hơn 1,793 tỷ đồng.
HTX đã vận động ngân hàng hỗ trợ 75 triệu đồng và HTX hỗ trợ 17 triệu đồng để giúp xã viên có hoàn cảnh khó khăn giải quyết bức xúc về nhà ở. Xã viên nghèo nhà có đám tang được hỗ trợ 1 triệu đồng/trường hợp, bị bệnh được hỗ trợ từ 200.000 đồng trở lên.
Theo ông Nguyễn Văn Nhỏ - Phó Chủ nhiệm HTX Thủy sản An Thủy, năm 2013, thời tiết diễn biến thất thường nhưng nhìn chung vẫn đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển của con nghêu. Nghêu thịt bán được giá cao, từ 20.000-33.500 đồng/kg.
Xã viên nhận thức sự cần thiết phải gìn giữ, bảo vệ và khai thác tài nguyên thiên nhiên con nghêu hợp lý để đảm bảo duy trì lâu dài. Ban Quản trị HTX thay phiên trực ở sân nghêu để cùng lực lượng bảo vệ tuần tra. HTX xây dựng kế hoạch phối hợp với 3 đơn vị: Công an huyện, Quân sự huyện và Đồn biên phòng Hàm Luông trong công tác bảo vệ con nghêu. Từ đó, HTX đã ngăn chặn kịp thời hơn 10 lần kẻ trộm đột nhập trộm nghêu.
Hiện nghêu giống xuất hiện trên sân nghêu với mật độ dày đặc. Có khoảng 50 tấn nghêu giống sinh sản tập trung trên diện tích 50ha. HTX đã thuê lao động can nghêu lần thứ nhất khoảng 15 tấn đến những nơi có mật độ nghêu sinh sản thưa.
Có thể bạn quan tâm

Một giải pháp khác để nông sản Việt có thể vượt qua khó khăn, theo các chuyên gia, chính là nền nông nghiệp trong nước hãy tận dụng tối đa các cơ hội do TPP đưa lại.

Bà Từ Thị Tuyết Nhung– Trưởng Ban điều phối hệ thống đảm bảo có sự tham gia sản xuất hữu cơ – Hiệp hội Hữu cơ Việt Nam cho biết, để sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC) cần đáp ứng 4 điều kiện chính:

Tích tụ đất núi rừng để lập trang trại, rồi mạnh dạn vay vốn đầu tư, áp dụng phương án sản xuất nông nghiệp hiệu quả... Với cách thức này, nhiều nông dân (ND) miền núi Phú Yên, Bình Định đã trở thành ông chủ đầy nội lực, những tỷ phú “chân giày”…

ới việc sáng tạo máy máy ép bún số 8 điều khiển hoạt động bằng mắt quang học, anh Huỳnh Nguyễn Ngọc Thanh đã giúp những hộ làm bún số 8 ở địa phương giảm được chi phí nhân công, hiệu quả trong công việc.

Chỉ chuyên tâm có mỗi nghề ấp trứng, bằng những kỹ thuật rất riêng, chị Ngô Thị Tuyến, ở thôn Đại Vĩ, Liên Hà, Đông Anh, Hà Nội đã trở thành “bà chủ” gà giống thực sự khi cung cấp giống cho khắp các tỉnh thành trong cả nước, với doanh thu mỗi năm từ 5-6 tỷ đồng.