HTX Thủy Sản An Thủy Khai Thác Nghêu Có Hiệu Quả

Năm 2013, Hợp tác xã (HTX) Thủy sản An Thủy (xã An Thủy - Ba Tri - Bến Tre) quản lý và khai thác hiệu quả con nghêu. Tính đến thời điểm này, sản lượng nghêu khai thác được 300 tấn, tổng doanh thu 7,5 tỷ đồng, tăng 4,1 tỷ đồng so với năm 2012.
HTX Thủy sản An Thủy có 4.089 hộ xã viên, quản lý 1.015ha đất bãi biển. HTX đã ăn chia cho xã viên 1 lần, với số tiền 300.000 đồng/hộ xã viên, lần thứ 2 được chia vào dịp cận Tết Nguyên đán năm 2014, với số tiền 200.000 đồng/hộ xã viên. Có 600 lao động là xã viên, được chia thành 6 tổ luân phiên tham gia khai thác nghêu, nhận được tổng số tiền công lao động hơn 1,793 tỷ đồng.
HTX đã vận động ngân hàng hỗ trợ 75 triệu đồng và HTX hỗ trợ 17 triệu đồng để giúp xã viên có hoàn cảnh khó khăn giải quyết bức xúc về nhà ở. Xã viên nghèo nhà có đám tang được hỗ trợ 1 triệu đồng/trường hợp, bị bệnh được hỗ trợ từ 200.000 đồng trở lên.
Theo ông Nguyễn Văn Nhỏ - Phó Chủ nhiệm HTX Thủy sản An Thủy, năm 2013, thời tiết diễn biến thất thường nhưng nhìn chung vẫn đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển của con nghêu. Nghêu thịt bán được giá cao, từ 20.000-33.500 đồng/kg.
Xã viên nhận thức sự cần thiết phải gìn giữ, bảo vệ và khai thác tài nguyên thiên nhiên con nghêu hợp lý để đảm bảo duy trì lâu dài. Ban Quản trị HTX thay phiên trực ở sân nghêu để cùng lực lượng bảo vệ tuần tra. HTX xây dựng kế hoạch phối hợp với 3 đơn vị: Công an huyện, Quân sự huyện và Đồn biên phòng Hàm Luông trong công tác bảo vệ con nghêu. Từ đó, HTX đã ngăn chặn kịp thời hơn 10 lần kẻ trộm đột nhập trộm nghêu.
Hiện nghêu giống xuất hiện trên sân nghêu với mật độ dày đặc. Có khoảng 50 tấn nghêu giống sinh sản tập trung trên diện tích 50ha. HTX đã thuê lao động can nghêu lần thứ nhất khoảng 15 tấn đến những nơi có mật độ nghêu sinh sản thưa.
Có thể bạn quan tâm

Không trồng luân canh cây hoa màu để cải tạo đất trong 3 năm theo quy trình tái canh của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số nông dân ở xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột đã tái canh trực tiếp theo kinh nghiệm và bước đầu đã thành công, mở ra hướng đi mới đầy triển vọng trong việc giải quyết bài toán tái canh cà phê hiện nay.

Ông Nguyễn Trung Thành, ở thôn Phúc Xuân, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn chia sẻ, tham gia sản xuất chè an toàn, gia đình ông đã biết cách chăm sóc, thu hái và chế biến chè đúng kỹ thuật. Chè hái về được phơi trên giá lưới, không phơi trên nền sân như trước.

Lâu nay, người dân xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng chủ yếu vẫn gắn liền với cây lúa nước, cây mía, cây điều… nhưng mới đây việc thí điểm thành công mô hình trồng nấm linh chi đang mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Rau xanh không thể thiếu được trong khẩu phần ăn hàng ngày của mỗi người chúng ta. Không giống như cây lúa, cây rau được gieo trồng với nhiều chủng loại phong phú, có thời gian sinh trưởng ngắn nên đòi hỏi chế độ tưới nước bón phân cũng như phun thuốc bảo vệ thực vật nhiều hơn. Từ đó nảy sinh ra nhiều vấn đề như, rau dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư đạm, rau nhiễm các loại vi trùng và ký sinh trùng… có khả năng gây hại đến sức khỏe cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên, sau vụ trồng mới đó, đợt xen canh vụ ngô đông xuân đầu tiên, mỗi hộ gia đình công nhân tham gia trồng mới có thêm thu nhập 35 triệu đồng/ ha. Thực tế sản xuất đã gợi mở con đường tăng thêm thu nhập khá hiệu quả nên những năm sau lượng người nộp đơn xin vào đơn vị nhận khoán trồng mới ngày một nhiều.”