HTX Thủy Sản An Thủy Khai Thác Nghêu Có Hiệu Quả

Năm 2013, Hợp tác xã (HTX) Thủy sản An Thủy (xã An Thủy - Ba Tri - Bến Tre) quản lý và khai thác hiệu quả con nghêu. Tính đến thời điểm này, sản lượng nghêu khai thác được 300 tấn, tổng doanh thu 7,5 tỷ đồng, tăng 4,1 tỷ đồng so với năm 2012.
HTX Thủy sản An Thủy có 4.089 hộ xã viên, quản lý 1.015ha đất bãi biển. HTX đã ăn chia cho xã viên 1 lần, với số tiền 300.000 đồng/hộ xã viên, lần thứ 2 được chia vào dịp cận Tết Nguyên đán năm 2014, với số tiền 200.000 đồng/hộ xã viên. Có 600 lao động là xã viên, được chia thành 6 tổ luân phiên tham gia khai thác nghêu, nhận được tổng số tiền công lao động hơn 1,793 tỷ đồng.
HTX đã vận động ngân hàng hỗ trợ 75 triệu đồng và HTX hỗ trợ 17 triệu đồng để giúp xã viên có hoàn cảnh khó khăn giải quyết bức xúc về nhà ở. Xã viên nghèo nhà có đám tang được hỗ trợ 1 triệu đồng/trường hợp, bị bệnh được hỗ trợ từ 200.000 đồng trở lên.
Theo ông Nguyễn Văn Nhỏ - Phó Chủ nhiệm HTX Thủy sản An Thủy, năm 2013, thời tiết diễn biến thất thường nhưng nhìn chung vẫn đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển của con nghêu. Nghêu thịt bán được giá cao, từ 20.000-33.500 đồng/kg.
Xã viên nhận thức sự cần thiết phải gìn giữ, bảo vệ và khai thác tài nguyên thiên nhiên con nghêu hợp lý để đảm bảo duy trì lâu dài. Ban Quản trị HTX thay phiên trực ở sân nghêu để cùng lực lượng bảo vệ tuần tra. HTX xây dựng kế hoạch phối hợp với 3 đơn vị: Công an huyện, Quân sự huyện và Đồn biên phòng Hàm Luông trong công tác bảo vệ con nghêu. Từ đó, HTX đã ngăn chặn kịp thời hơn 10 lần kẻ trộm đột nhập trộm nghêu.
Hiện nghêu giống xuất hiện trên sân nghêu với mật độ dày đặc. Có khoảng 50 tấn nghêu giống sinh sản tập trung trên diện tích 50ha. HTX đã thuê lao động can nghêu lần thứ nhất khoảng 15 tấn đến những nơi có mật độ nghêu sinh sản thưa.
Có thể bạn quan tâm

“Đà Lạt thứ hai ở Tây Nguyên” là cách nói ví von của dân du lịch khi đến nghỉ ngơi, vui chơi giải trí tại khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum), bởi nơi đây có đặc điểm địa lý, khí hậu thời tiết, thổ nhưỡng... gần như ở TP Đà Lạt (Lâm Đồng).

Nông dân xã Mỹ Đức (Châu Phú - An Giang) phát triển mô hình trồng cỏ nuôi bò mang lại lợi nhuận khá cao. Bà Huỳnh Thị Phụng khoe: “Tôi trồng được 4 công cỏ voi. Từ nguồn cỏ này, hằng ngày gia đình nuôi vỗ béo 5 con bò thịt. Vừa rồi, bán cặp bò thịt với giá 40 triệu đồng, lời gần 20 triệu đồng”.

Cá lóc (cá chuối/cá quả) và cá rô đầu vuông là hai loài cá tự nhiên, thịt thơm ngon được nhiều người ưa thích. Do môi trường sống ngày càng thu hẹp và bị khai thác quá mức khiến cho hai loài này ở ngoài tự nhiên càng trở nên khan hiếm, nhiều nơi có nguy cơ cạn kiệt.

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam, kết quả kiểm tra môi trường nước và bệnh trên tôm nuôi gần đây cho thấy, vi khuẩn Vibrio có mặt ở hầu hết các mẫu nước sông và mẫu nước ao nuôi, khi hàm lượng oxy trong ao thấp, tôm sẽ ăn ít hoặc ăn chậm dẫn đến dư thừa thức ăn trong ao, tích tụ khí độc…

Cùng với các loại cây có múi giá trị kinh tế cao như sầu riêng hạt lép, cam sành..., hiện nay, bưởi da xanh trên địa bàn huyện Cai Lậy (Tiền Giang) giá tăng mức kỷ lục, được nhà vườn chăm sóc chu đáo để nâng cao mức sống gia đình từ lợi thế của loại trái cây này.