Hợp Tác Xã Bò Sữa Long Tân (Dầu Tiếng) Đồng Hành Cùng Người Chăn Nuôi

HTX bò sữa Long Tân (xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng, Bình Dương) thành lập ngày 6-8-2013, trên cơ sở tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa Long Tân. Sau 1 năm thành lập, HTX đã có bước chuyển mình. Đàn bò sữa của HTX hiện có khoảng 420 con, trong đó có 280 con đang cho sữa, thuộc 44 hộ chăn nuôi.
Ông Nguyễn Văn Khương, Chủ nhiệm HTX bò sữa Long Tân cho biết trước đây, người nông dân chỉ phát triển kinh tế quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ, chưa thấy được quyền lợi của mình khi tham gia HTX. Từ khi HTX thành lập đã phát huy hiệu quả, thu hút được đông đảo nông dân. Nhiều hộ làm ngành nghề khác thấy hiệu quả cũng chuyển sang chăn nuôi bò sữa.
Khi mới thành lập, HTX gặp không ít khó khăn. Một trong những khó khăn đó chính là nguồn vốn còn khá hạn hẹp. Nắm bắt được những trăn trở của các hội viên, Ban quản trị HTX đã cùng với Hội Nông dân xã Long Tân có những phương án, chính sách nhằm hỗ trợ hội viên vượt qua khó khăn.
Hiện tại, có 20 hộ chăn nuôi được vay vốn từ Trung ương Hội Nông dân với tổng số tiền 1 tỷ đồng. HTX cũng thường xuyên liên hệ với Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn để được hỗ trợ về giống cỏ mới làm thức ăn cho bò.
Con giống cũng được HTX chọn lọc tốt nhất từ các công ty có uy tín. Hiện HTX dự định thuê thêm 3 ha đất để trồng cỏ, tạo nguồn thức ăn xanh cho bò, giúp hội viên chủ động được nguồn thức ăn, hạn chế phụ thuộc vào nguồn cỏ tự nhiên. Các lớp tập huấn chăn nuôi, lớp bồi dưỡng kiến thức về thú y cũng thường xuyên được HTX tổ chức, qua đó giúp nâng cao kiến thức cho bà con nông dân.
Do đặc thù của sản phẩm, nông dân thường bị áp lực ở khâu vận chuyển sản phẩm đến đơn vị thu mua do quãng đường khá xa, thời gian lại hạn hẹp. Để giải quyết khó khăn này, từ tháng 6-2014, trạm trung chuyển sữa đã được HTX khởi công xây dựng và dự kiến hoàn thành vào tháng 8-2014.
Bên cạnh đó, công tác y tế, chăm sóc sức khỏe vật nuôi cũng được HTX thực hiện nghiêm túc, hiệu quả; đàn bò được tiêm phòng định kỳ 2 đợt mỗi năm, vào tháng 3 và tháng 9. HTX còn được Trạm Thú y huyện Dầu Tiếng hỗ trợ chi phí vắc xin.
Ông Nguyễn Kim Thanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Long Tân cho biết, nghề nuôi bò sữa đã có từ lâu nhưng trước đây, do chưa tìm được hướng đi đúng, bà con đã chuyển sang trồng cây cao su. Gần đây giá cao su có nhiều biến động nên nông dân lại chuyển sang nuôi bò sữa, nghề này bắt đầu phát triển trở lại.
Đến nay, đây là nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao; bình quân mỗi con bò cho 20 lít sữa/ngày, bán với giá khoảng 14.000 đồng/lít, giúp bà con ổn định cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm

Đồng Nai là tỉnh chăn nuôi lớn nhất cả nước. Nhưng nhiều năm qua, chăn nuôi ở đây vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn, mà nổi cộm là việc sử dụng các chất cấm. Hiện nay, những người chăn nuôi có tâm huyết ở tỉnh này đang nỗ lực để thay đổi hình ảnh xấu nói trên.

Niên vụ sản xuất muối năm 2010 - 2011 của diêm dân Bình Định sắp khép lại. Nhờ thời tiết diễn biến khá thuận lợi, số giờ nắng cao nên diêm dân được mùa muối. Tuy nhiên, giá muối xuống thấp khiến đời sống bà con hết sức khó khăn

ILDEX Vietnam 2012 tiếp tục đồng hành cùng các doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm thương hiệu của mình và đồng hành cùng các khách hàng, từ đó là cầu nối cho các doanh nghiệp phát triển các mối quan hệ hợp tác.

Nếu so với đưa màu xuống ruộng thì hiệu quả của việc tận dụng rơm, rạ trồng nấm mùa khô cũng không kém phần. Mô hình này không cần nhiều vốn, chỉ lấy công làm lời. Vì thế, người nông dân đâu tư một, nhưng có thể lấy lại 3 lần so với đồng vốn bỏ ra

Một trong những nông dân trồng bưởi da xanh đầu tiên ở xã Hội Xuân, huyện Cai Lậy, Tiền Giang là anh Lê Văn Xích. Thoạt đầu, anh chỉ mua được 10 nhánh chiết cành với giá 50 nghìn đồng/nhánh