Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hợp tác và phát triển sản xuất bò giống bài học của Đan Mạch

Hợp tác và phát triển sản xuất bò giống bài học của Đan Mạch
Ngày đăng: 09/10/2015

Dự hội thảo, có Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam C. Laursen, đại diện lãnh đạo Bộ NN và PTNT, Cục Chăn nuôi, Sở NN và PTNT nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước cùng một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giống, vật tư phục vụ ngành chăn nuôi bò.

Theo báo cáo của Bộ NN và PTNT, hiện cả nước có gần 254 nghìn con bò sữa, tăng 26,5% so với năm 2013; có 5,3 triệu con bò thịt, tăng 2,7% so với năm 2014.

Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, thời gian qua, việc chăn nuôi bò sữa phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng; nuôi bò thịt góp phần chuyển đổi kinh tế nông nghiệp - nông thôn, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân.

Bên cạnh những mặt làm được, cũng còn nhiều bất cập trong công tác quản lý, kỹ thuật chăn nuôi bò, việc sử dụng thức ăn, phòng bệnh cho bò...

Một số chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi của Đan Mạch đã chia sẻ các kinh nghiệm về cách thức quản lý, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ sinh học vào chăn nuôi, cụ thể: gây giống, lai giống, thức ăn, chăm sóc sức khỏe cho bò để nâng cao chất lượng sữa, thịt bò; giới thiệu một số bò giống tốt hiện có trên thị trường như Viking Red, Viking Jersey, Viking Holstein...

Các đại biểu cũng đưa ra nhiều đề xuất để sản xuất bò giống tốt hơn trong thời gian tới, đó là cần quản lý chặt chẽ giống bò sữa, bò thịt bảo đảm chất lượng tinh bò đưa vào sản xuất.

Tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ quản lý, kỹ thuật trong chăn nuôi bò, nhất là các biện pháp kỹ thuật để tỷ lệ thụ thai đối với bò sữa cao hơn.

Hỗ trợ tinh bò thịt chất lượng cao, tinh phân ly giới tính đối với bò sữa, công nghệ cấy truyền phôi vào sản xuất...

Nếu làm tốt, việc sản xuất bò giống ở nước ta sẽ đạt hiệu quả cao hơn, chất lượng sữa, thịt bò được nâng lên, đáp ứng nhu cầu thị trường và người tiêu dùng.


Có thể bạn quan tâm

Bình Định Nghiên Cứu Trồng Các Giống Dừa Xiêm Có Năng Suất Cao Bình Định Nghiên Cứu Trồng Các Giống Dừa Xiêm Có Năng Suất Cao

Qua theo dõi, đánh giá, cây dừa trồng thí điểm đang sinh trưởng, phát triển tốt. Hiện Viện Nghiên cứu dầu và cây có dầu, Trại dừa Đồng Gò tiếp tục chuyển giao kỹ thuật hướng dẫn chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh đốm lá nhỏ, xử lý rệp sáp hại cục bộ cho diện tích dừa nói trên.

15/01/2015
Thanh Bình (Đồng Tháp) Tổng Sản Lượng Thủy Sản Ước Đạt Gần 100 Ngàn Tấn Thanh Bình (Đồng Tháp) Tổng Sản Lượng Thủy Sản Ước Đạt Gần 100 Ngàn Tấn

Tổng sản lượng thủy sản trong năm ước đạt 99.961 tấn. Trong đó sản lượng cá tra 94.840 tấn, cá điêu hồng 1.807 tấn và cá khác 2.700 tấn. Nhìn chung, do được sự quan tâm sâu sát của địa phương nên tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện luôn được duy trì và phát triển ổn định.

16/01/2015
Vùng Triều Hồi Sinh Vùng Triều Hồi Sinh

Trên cánh đồng ngày xưa, người nuôi tôm Tịnh Kỳ (TP. Quảng Ngãi) từng khánh kiệt vì nguồn nước ô nhiễm, tôm chết hàng loạt. Nhưng rồi, trong cái khó người dân đã mạnh dạn đầu tư kiên cố trại, hồ thả nuôi cá, tôm kết hợp cua ở ba tầng nước và nhiều hộ đã thành công. Nay họ đang chăm cho cá, cua để kịp xuất bán trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi.

16/01/2015
Cá Bớp Chết Chưa Rõ Nguyên Nhân Cá Bớp Chết Chưa Rõ Nguyên Nhân

Nhưng giờ đã lỗ gần 50 triệu đồng. Ông Vũ cho biết thêm, ông đầu tư vốn thả nuôi 860 con cá bớp giống từ tháng 8-2014. Nhờ chăm sóc kỹ nên cá nuôi phát triển rất tốt. Tuy nhiên, khi cá có trọng lượng từ 4 - 5kg thì bắt đầu có dấu hiệu bỏ ăn và chết từ từ. Mỗi ngày có từ 4 đến 5 con chết, thậm chí có ngày lên đến chục con.

16/01/2015
Giảm 50% Thiệt Hại Về Tôm So Với 2014 Giảm 50% Thiệt Hại Về Tôm So Với 2014

Để tổ chức kiểm soát tốt dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ, giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi tôm và giảm thiểu tồn dư kháng sinh trong sản phẩm thủy sản, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo tăng cường công tác thú y thủy sản với mục tiêu trong năm 2015 sẽ tập trung phòng, chống bệnh đốm trắng và bệnh hoại tử gan tụy cấp trên nuôi tôm nước lợ.

16/01/2015