Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hợp tác sản xuất theo hướng hàng hóa

Hợp tác sản xuất theo hướng hàng hóa
Ngày đăng: 23/06/2015

Vai trò “bà đỡ”

Với cầu nối là Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp - kinh doanh tổng hợp Tam An 2, vụ đông xuân 2014 - 2015 vừa qua, nhiều nông dân trên địa bàn hợp tác với các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa.

Ông Bùi Thanh Thọ - Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp - kinh doanh tổng hợp Tam An 2 cho biết, sau khi thực hiện việc chỉnh trang đồng ruộng, những năm qua đơn vị đứng ra liên kết với Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình, Công ty TNHH một thành viên Giống cây trồng Quảng Bình và một số doanh nghiệp khác tổ chức cho hơn 400 hộ dân ở các thôn An Thiện, Thuận An, An Thọ, Phước An sản xuất mỗi vụ 102ha giống lúa thuần các loại. Theo ông Thọ, canh tác theo hướng này bình quân 1ha đất nông dân lãi thêm 16 triệu đồng/vụ so với làm lúa thường.

Còn ông Trần Ngọc Bằng – Trưởng phòng NN&PTNT Phú Ninh thì cho hay, những năm qua nhiều HTX nông nghiệp khác trên địa bàn huyện cũng phát huy rất tốt vai trò  “bà đỡ” trong việc hỗ trợ nhà nông liên kết với nhà doanh nghiệp sản xuất giống lúa hàng hóa nhằm tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh tế.

Riêng vụ đông xuân 2014 - 2015 vừa rồi nông dân Phú Ninh liên kết với các doanh nghiệp tổ chức sản xuất hơn 567ha giống lúa trên hàng chục cánh đồng mẫu, cánh đồng kỹ thuật. Thống kê cho thấy, vụ này người dân đã thu hoạch, xuất bán ra thị trường hơn 3.400 tấn hạt giống lúa thuần và lúa lai các loại. Qua đó, tăng ít nhất 25% giá trị kinh tế so với canh tác lúa thương phẩm.

Tại nhiều địa phương trong tỉnh, nhiều HTX cũng phát huy rất tốt vai trò “bà đỡ”, làm cầu nối, giúp nông dân tiếp cận và liên kết sản xuất với nhiều doanh nghiệp, tạo hướng mở trong việc giải quyết đầu ra nông sản. Các mối liên hệ này xuất phát từ nhu cầu thực tế của nông dân và doanh nghiệp, hợp tác đôi bên cùng có lợi nên rất bền chặt. Trong mối liên kết này, chính quyền địa phương “tiếp sức” bằng cách tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, định hướng sản xuất phát triển bền vững.

Ông Huỳnh Văn Ánh – chuyên viên Phòng NN&PTNT Duy Xuyên cho biết, để tiếp sức cho nhà nông hợp tác sản xuất dưa leo với doanh nghiệp, ngân sách huyện trích kinh phí từ nguồn vốn sự nghiệp phát triển nông nghiệp hỗ trợ người dân mua hạt giống và thường xuyên cử cán bộ về cơ sở hướng dẫn kỹ thuật canh tác, phòng trừ dịch hại. Thực tế cho thấy, vụ vừa qua bình quân 1ha dưa leo cho mức thu nhập 100 triệu đồng, cao gấp 2 - 3 lần so với các loại cây công nghiệp ngắn ngày khác.    

Khi nông dân nhạy bén

Bên cạnh sự nỗ lực phát huy vai trò “bà đỡ” của các HTX thì những năm qua nông dân nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh cũng rất năng động, nhạy bén trong việc liên kết với doanh nghiệp để tổ chức sản xuất theo phương thức bao tiêu toàn bộ đầu ra của sản phẩm.

Ông Huỳnh Tấn Đức - Giám đốc Sở NN&PTNT cho rằng, những năm qua việc liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp trong khâu sản xuất và tiêu thụ giống lúa đã mang lại thành công rất lớn. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã hình thành được hàng loạt vùng chuyên canh giống lúa thuần và lúa lai với diện tích sản xuất mỗi năm khoảng 4.000ha. Nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và giúp nông dân nâng cao giá trị kinh tế trên cùng đơn vị diện tích, sắp tới ngành nông nghiệp tỉnh và chính quyền các địa phương sẽ tiến hành quy hoạch, mở rộng thêm 2.000 - 3.000ha đất chuyên sản xuất giống lúa hàng hóa.

Ngay sau khi “bắt mối” với Công ty CP Thái Lan, đầu năm 2010 ông Nguyễn Ngọc Lễ ở thôn Xuân Thái (Phú Thọ, Quế Sơn) đầu tư 400 triệu đồng xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo gia công với quy mô khép kín trên 1ha đất đồi, nằm cách xa khu vực dân cư. Theo đó, công ty chịu trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh.

Đồng thời cung ứng toàn bộ con giống đầu vào cũng như nguồn thức ăn, thuốc thú y, hóa chất phun tiêu độc khử trùng và đảm nhận việc lo đầu ra của sản phẩm. “Nói chung là doanh nghiệp lo tất tần tật các khâu, tôi chỉ tốn kinh phí xây chuồng trại và công nuôi dưỡng thôi. Trong vòng 5 năm qua, bình quân một năm tôi nuôi gia công cho Công ty CP Thái Lan 2 lứa heo thịt, mỗi lứa với số lượng 500 con. Doanh nghiệp họ lãi bao nhiêu tôi không rõ, riêng về phần mình thì mỗi năm tôi kiếm được 200 triệu đồng tiền nuôi gia công” – ông Lễ chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Chín – Trưởng phòng NN&PTNT Quế Sơn cho biết, thời gian qua nông dân ở nhiều địa phương của huyện đã mạnh dạn liên kết với các doanh nghiệp để phát triển mô hình chăn nuôi theo hình thức trang trại với quy mô lớn.

Ông Chín nói: “Theo thống kê, hiện nay tại các xã Quế Long, Phú Thọ, Quế An, Quế Châu, Quế Phú nông dân và doanh nghiệp đã hình thành được 9 trang trại chăn nuôi heo siêu nạc với số lượng 400 - 700 con/lứa/mô hình. Đây là hướng mở trong phát triển chăn nuôi hàng hóa, vì cả doanh nghiệp lẫn nông dân đều có thu nhập khá. Vì thế, trong những năm đến cần nhân rộng phương thức chăn nuôi này”.


Có thể bạn quan tâm

Than Uyên (Lai Châu) Thử Nghiệm Thành Công 04 Giống Lúa Mới Than Uyên (Lai Châu) Thử Nghiệm Thành Công 04 Giống Lúa Mới

Vụ mùa năm 2011, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam thực hiện mô hình trồng thử nghiệm bốn giống lúa mới tại xã Mường Cang huyện Than Uyên trong đó: 03 giống lúa lai Nam ưu 603, Nam ưu 604, PAC 807 và giống lúa thuần KN 2, quy mô 1,7 ha

21/10/2011
Dồn Lực Chặn “Tai Xanh” Dồn Lực Chặn “Tai Xanh”

Cuối tháng 5/2012, sau gần 2 năm “vắng bóng”, dịch tai xanh ở lợn lại xuất hiện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Tính đến ngày 14/6/2012, toàn tỉnh có 6 xã thuộc 2 huyện Hữu Lũng và Văn Quan có dịch.

25/06/2012
'Của Quý' Gặp Nạn Do... Nuôi Tôm 'Của Quý' Gặp Nạn Do... Nuôi Tôm

Gần đây, nhiều người nuôi tôm phải nhập viện để cấp cứu vì dương vật bị thương rất nặng. Hệ thống quạt nước tạo dưỡng khí cho tôm nếu quấn phải quần áo người sẽ gây tai nạn, trong đó đàn ông dễ bị tuột lớp da của bộ phận sinh dục

23/10/2011
Lượng Tôm Giống Cung Không Đủ Cầu Ở Đồng Tháp Lượng Tôm Giống Cung Không Đủ Cầu Ở Đồng Tháp

Theo thống kê, diện tích nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa của huyện Tam Nông (Đồng Tháp) tăng theo từng năm. Năm vừa qua, toàn huyện thả nuôi 808 ha tôm càng xanh, tăng 107ha, với tổng sản lượng thu hoạch là 1.318 tấn. Do áp dụng tốt kỹ thuật nuôi nên bình quân mỗi hecta người dân thu hoạch được 1,63 tấn, với giá dao động từ 230.000 - 260.000 đồng/kg (tôm loại 1, 2), góp phần mang lại lợi nhuận bình quân khoảng 60 triệu đồng/ha (cao hơn năm 2010 là 19,8 triệu đồng/ha).

18/07/2012
Vinh Danh Ông Bảy Vinh Thành Công Với Nghề Ương Nuôi Nghêu Giống Vinh Danh Ông Bảy Vinh Thành Công Với Nghề Ương Nuôi Nghêu Giống

Ông Trần Văn Vinh (thường gọi là Bảy Vinh) đến với nghề ương nuôi nghêu giống bắt nguồn từ sự đam mê và nhu cầu thực tế. Sinh ra và lớn lên ở vùng biển Gò Công (Tiền Giang), từng công tác ở ngành Thủy sản, cả cuộc đời gần như gắn bó với nghề. Sau khi nghỉ hưu, ông đã bắt tay vào việc nghiên cứu đặc điểm sinh sản tự nhiên của nghêu, đồng thời thử nghiệm quy trình sinh sản nghêu nhân tạo.

20/07/2012