Hợp Tác Nông Nghiệp Với Tỉnh Ibaraki - Nhật Bản

Hôm qua (5/10), tại Hà Nội, Thống đốc tỉnh Ibaraki (Nhật Bản) – ông Hashimoto Masaru đã đại diện cho đoàn Lãnh đạo cấp cao của tỉnh, tham gia và trả lời tại buổi họp báo về chuyến công tác Việt Nam.
Lý do của chuyến công tác này, ông Hashimoto cho biết rằng, nhằm tăng cường liên kết, hợp tác giữa tỉnh Ibaraki và Việt Nam về nhiều mặt như hỗ trợ đào tạo các kĩ sư nông nghiệp, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến nhất trong sản xuất nông nghiệp.
Ông Hashimoto nhấn mạnh: Vào tháng 3 năm nay, nhân chuyến thăm chính thức Nhật Bản, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm tỉnh Ibaraki, tham quan Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp của tỉnh. Trong sự kiện đó, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Việt Nam và Thống đốc tỉnh Ibaraki đã ký kết Bản ghi nhớ về việc tăng cường mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tại buổi họp báo, ông Hashimoto cho biết, kế hoạch sắp tới, ông và đoàn công tác sẽ đi thăm 2 tỉnh Nam Định và Đồng Tháp. Ông cho rằng, nông nghiệp Việt Nam là một lĩnh vực tiềm năng đang đứng trước nhiều cơ hội để phát triển hơn nữa.
Thống đốc Hashimoto cũng mong muốn hợp tác với Việt Nam ở những lĩnh vực ngoài nông nghiệp. Chuyến công tác này sẽ cụ thể hóa những mong muốn và tìm kiếm cơ hội hợp tác giữa 2 nước.
Trả lời báo giới về vấn đề hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp với Việt Nam, ông Hashimoto cho biết, trong đoàn công tác, có rất nhiều đơn vị liên quan đến sản xuất và chế biến. Giữa tỉnh Ibaraki và Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau, nhằm nâng cao giá trị cho nông sản.
Ngoài ra, điều kiện tự nhiên tỉnh Ibaraki có nhiều điểm giống Việt Nam, như có những địa hình rộng, phù hợp với sản xuất nông nghiệp nhưng cũng có những vùng còn nhiều khó khăn, nhưng với sự hỗ trợ của công nghệ sản xuất, nông dân tỉnh Ibaraki đã vượt qua khó khăn và nuôi, trồng được nhiều loại nông sản có giá trị.
Ông Hashimoto cho rằng, Việt Nam cũng có nhiều vùng đất khó khăn, hẹp, khó sản xuất như miền Trung nên Việt Nam có thể tham khảo ở vấn đề này. Bên cạnh đó, ở tỉnh Ibaraki có 2 trường đại học đào tạo và nghiên cứu nông nghiệp rất nổi tiếng. Đó cũng sẽ là nguồn chuyên gia giúp đỡ Việt Nam nghiên cứu sâu về những vấn đề nông nghiệp.
Chuyến công tác của đoàn lãnh đạo cấp cao tỉnh Ibaraki sẽ kéo dài từ ngày 5/10 đến ngày 10/10/2014.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm đa dạng con nuôi thủy sản nước ngọt cung cấp cho người tiêu dùng và xuất khẩu, tỉnh An Giang đã tạo điều kiện cho ngư dân, doanh nghiệp đa dạng hóa và mở rộng diện tích nuôi thủy sản nước ngọt, trong đó nhiều nhất là con cá rô phi hiện đang có thị trường xuất khẩu tốt.

Năm nay theo kế hoạch Vĩnh Châu sẽ thả nuôi 550 ha Artemia, dự kiến sản lượng đạt trên 35 tấn trứng. Để đạt được kết quả trên, thời gian qua bằng các nguồn lực, thị xã đã đầu tư hàng chục tỉ đồng để nạo vét lại tuyến kênh Bảy trăm, khơi thông dòng chảy, tạo điều kiện tốt nhất cho bà con làm muối và nuôi artemia.

Khởi nghiệp từ vốn vay mượn, anh Giang Văn Dương (22 tuổi), ngụ ấp 3, xã Đồng Tâm (Đồng Phú - Bình Phước) đã mạnh dạn đầu tư 1,5 tỷ đồng mở trang trại nuôi ong lấy mật. Đến nay, anh Dương đã có 1.000 thùng ong cho thu khoảng 1,5 tỷ đồng mỗi năm.

Cách đây khoảng 10 năm, tại xã Khánh Hòa, các hộ gia đình trồng cam chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mặc dù cây cam đã có mặt ở đất Khánh Hòa khá lâu nhưng kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nhiều gia đình vẫn còn hạn chế. Việc trồng cam thời gian đầu chỉ để có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống, còn thu nhập chính của người dân chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp.

Viện Cây ăn quả miền Nam cho biết, diện tích nhãn trồng ở miền Nam vào khoảng 34.000 ha, trong đó có nhiều diện tích đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Nhãn là loại cây có thể xử lý ra trái quanh năm, đáp ứng được số lượng lớn để xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện diện tích này đang bị bệnh chổi rồng làm giảm năng suất và diện tích.