Hợp tác đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất

Mỗi năm, Công ty cung ứng ra thị trường từ 1 - 1,5 nghìn tấn thóc giống, 300 - 500 tấn giống rau các loại.
Để bảo đảm nguồn giống chất lượng, giữ uy tín, đơn vị không ngừng đầu tư trang thiết bị, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ kỹ thuật.
Nhờ vậy, gần 5 năm qua, Công ty đã chọn tạo thành công giống lúa mới là BG1, BG6.
Hai giống lúa này thể hiện nhiều ưu điểm vượt trội so với một số giống lúa thuần cũ, được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống chính thức và bổ sung vào cơ cấu giống của khu vực Bắc Bộ.
Ông Đỗ Duy Đông, Phó Giám đốc Công ty cho biết: “Vấn đề đặt ra hiện nay là phải thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tìm ra bộ giống ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu sản xuất cũng như diễn biến bất thường của thời tiết thì mới phát triển bền vững được.
Do vậy, cùng với phát huy nội lực, Công ty chọn giải pháp hợp tác với doanh nghiệp đi đầu trong sản xuất giống của nước ngoài để nhanh tìm ra bộ giống hiệu quả cao đưa đến cho nông dân”.
Vụ đông năm nay, lần đầu tiên Công ty hợp tác với Công ty TNHH Giống cây trồng Vạn Xuyên, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) khảo nghiệm một số giống mới.
Theo ông Đông, Công ty Vạn Xuyên có đội ngũ các nhà khoa học đầu ngành về giống cây trồng nên đã tạo ra bộ giống khá đa dạng, năng suất, chất lượng cao mà trong nước chưa có được.
Với hình thức liên kết này, phía đối tác hỗ trợ một phần thiết bị, công nghệ xây dựng nhà lưới, đồng thời cử chuyên gia sang tận vùng thực nghiệm của Công ty để hướng dẫn kỹ thuật canh tác.
Gần 20 dòng giống như: Dưa vàng Quế Á, dưa chuột, một số loại mướp, bí xanh, cà tím, ớt của Vạn Xuyên được đưa vào khảo nghiệm.
Kết quả cho thấy, dòng dưa vàng Quế Á số 1, Quế Á số 4, các giống bí xanh sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất cao, phù hợp với đồng đất, khí hậu địa phương.
Điển hình là mướp vỏ cứng có vị ngọt mát, thơm ngon được các khách sạn, nhà hàng ưa chuộng.
Từ kết quả này, mô hình sẽ được nhân rộng trong thời gian tới.
Công ty cũng đã tiếp thu và sẵn sàng chuyển giao công nghệ làm nhà lưới cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu bằng phương thức hiệu quả, giá thành rẻ.
Hiện tại, đơn vị đang làm thêm một số nhà lưới để sản xuất rau an toàn bằng những giống mới đã khảo nghiệm thành công để cung ứng cho thị trường và hệ thống siêu thị; xây dựng kế hoạch hợp tác với các viện nhân giống cây trồng trong nước để đưa nhanh kết quả nghiên cứu vào đồng ruộng, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 28.11, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu trong tháng 11.2014 ước đạt 293 triệu USD, đưa giá trị nhập khẩu 11 tháng đầu năm đạt gần 3,03 tỉ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2013.

Giá bán vải thiều tại Bắc Giang ổn định, dao động từ 8.000 đến 18.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá thành phẩm loại ngon tại TPHCM đạt 35.000 đến 40.000 đồng mỗi kg; tại các cửa khẩu dao dộng từ 20.000 đến 22.000 đồng/kg.

Những ngày cuối tháng 11, khi nguồn cung trong nước thiếu hụt trong khi nhu cầu nhập khẩu trên thế giới vẫn cao, giá tiêu trong nước đã vượt mốc 200.000 đồng/kg, mức cao nhất từ trước đến nay.

Năm nào cũng vậy, khi mùa mưa đến, dịch bệnh trên tôm lại có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, hiệu quả tôm nuôi. Riêng năm nay dịch bệnh có nguy cơ bùng phát cao hơn khi diện tích tăng quá nhanh trong khi sự trang bị về kiến thức để ứng phó của người nuôi còn quá “mỏng”.

Trước đây, phần lớn những hộ nuôi tôm công nghiệp đều phải đưa điện sinh hoạt vào sản xuất. Do đó, điện áp không ổn định, thường xuyên xảy xa tình trạng cúp điện cục bộ, nhất là vào thời điểm vụ nuôi chính. Bên cạnh đó, tiền điện phải đóng rất cao, có hộ phải đóng đến 40 triệu đồng/tháng.