Hợp tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản

Nội dung Biên bản ghi nhớ về hợp tác trong 5 năm (2015 - 2020) được thực hiện trên một số lĩnh vực như: Bảo tồn các loài thủy sinh quý hiếm đang bị đe dọa toàn cầu (trong đó có rùa biển) và bảo tồn các hệ sinh thái biển, ven biển; hợp tác nghiên cứu đánh giá hiệu quả quản lý mạng lưới khu bảo tồn biển Việt Nam; nghiên cứu và hoàn thiện khung pháp lý để đưa Quỹ tái tạo nguồn lợi thủy sản Việt Nam đi vào hoạt động, tạo cơ chế tài chính bền vững cho công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Một trong những lĩnh vực hợp tác chính được đề cập là phối hợp thực hiện kế hoạch hành động quốc gia bảo tồn rùa biển 2015 - 2025, bao gồm: Nghiên cứu, trao đổi thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu và nâng cao năng lực trong lĩnh vực bảo tồn rùa biển và bảo vệ hệ sinh thái.
Hai bên cũng thống nhất phối hợp các hoạt động trong năm 2015, như cập nhật, xây dựng kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển Việt Nam giai đoạn 2015 - 2025; xây dựng bộ công cụ đánh giá hiệu quả quản lý mạng lưới các khu bảo tồn biển Việt Nam; trao đổi thông tin, từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu các loài thủy sinh quý hiếm…
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám đánh giá cao IUCN cũng như nhiều tổ chức quốc tế khác trong thời gian qua đã phối hợp, tạo điều kiện cho ngành thủy sản qua hình thức hỗ trợ. Với những nội dung rất thiết thực trong bản ghi nhớ này sẽ mở ra những cơ hội mới trong công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản. Bởi, ngoài Nhà nước sẽ có các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ và vận động xã hội cùng vào cuộc bảo vệ nguồn lợi thủy sản để nguồn lợi thủy sản tiếp tục tái tạo, phát triển và từ đó khai thác bền vững. Hy vọng đây sẽ là một mẫu hình để nhân rộng với các tổ chức quốc tế khác.
Theo ông Vũ Văn Tám, Việt Nam đã quy hoạch 16 khu bảo tồn biển quốc gia. Ngoài bảo tồn biển, Việt Nam cũng đang quy hoạch, bảo tồn các vùng nước nội địa.
Phía Việt Nam mong muốn Bản ghi nhớ hợp tác này khi triển khai sẽ đạt kết quả thực chất để cùng với các cơ quan nhà nước phát huy được nguồn lực xã hội cũng như sự quan tâm của các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế cùng chung tay bảo vệ nguồn lợi thủy sản Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Tuy đã thắng thầu toàn bộ 800 ngàn tấn gạo XK sang Philippines từ tháng 5 đến tháng 8 năm nay, nhưng đến giờ này, nhìn chung XK gạo chính ngạch của nước ta vẫn đang tiếp tục gặp những khó khăn lớn về mặt thị trường.

Theo ghi nhận, hiện chỉ duy nhất tỉnh Bạc Liêu có nhiều cơ sở sản xuất tôm giống quy mô lớn, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu thả nuôi của nông dân. Còn lại hầu hết các địa phương như: TP.HCM, Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh… đều thiếu con giống trầm trọng, phải trông chờ vào nguồn giống nhập từ nơi khác về, đặc biệt là các tỉnh miền Trung.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên), trong 2 ngày qua đã có hơn 25ha tôm nuôi bị chết do sốc nước. Phần lớn trong số này, tôm được thả nuôi theo phương pháp hồ hở, tập trung ở các xã An Cư, An Hòa và An Hiệp, nơi có nhiều đợt mưa lớn xảy ra trong các ngày 11 và 12/5.

Sen Tịnh Tâm trồng trong kinh thành Huế để phục vụ ẩm thực cho vua và hoàng cung. Mặc dù đã có thương hiệu và có nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên người trồng sen ở Tịnh Tâm (Huế) hiện nay đã mất dần niềm tin với nghề khi hiệu quả sản xuất lẫn thu nhập không còn như trước đây.

Hồ tiêu Việt Nam chiếm 30% sản lượng và hơn 50% thị phần giao dịch toàn cầu, điều quan trọng hơn là vai trò và vị trí ngành hồ tiêu Việt Nam từng bước được nâng cao khi các nước bắt đầu lấy giá bán của Việt Nam để tham khảo. Mới đây, Hiệp hội Hồ tiêu thế giới - IPC đề nghị chuyển trụ sở từ Indonesia, quốc gia có lượng hồ tiêu nhiều nhất trước đây, sang Việt Nam.