Hợp tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản

Nội dung Biên bản ghi nhớ về hợp tác trong 5 năm (2015 - 2020) được thực hiện trên một số lĩnh vực như: Bảo tồn các loài thủy sinh quý hiếm đang bị đe dọa toàn cầu (trong đó có rùa biển) và bảo tồn các hệ sinh thái biển, ven biển; hợp tác nghiên cứu đánh giá hiệu quả quản lý mạng lưới khu bảo tồn biển Việt Nam; nghiên cứu và hoàn thiện khung pháp lý để đưa Quỹ tái tạo nguồn lợi thủy sản Việt Nam đi vào hoạt động, tạo cơ chế tài chính bền vững cho công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Một trong những lĩnh vực hợp tác chính được đề cập là phối hợp thực hiện kế hoạch hành động quốc gia bảo tồn rùa biển 2015 - 2025, bao gồm: Nghiên cứu, trao đổi thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu và nâng cao năng lực trong lĩnh vực bảo tồn rùa biển và bảo vệ hệ sinh thái.
Hai bên cũng thống nhất phối hợp các hoạt động trong năm 2015, như cập nhật, xây dựng kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển Việt Nam giai đoạn 2015 - 2025; xây dựng bộ công cụ đánh giá hiệu quả quản lý mạng lưới các khu bảo tồn biển Việt Nam; trao đổi thông tin, từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu các loài thủy sinh quý hiếm…
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám đánh giá cao IUCN cũng như nhiều tổ chức quốc tế khác trong thời gian qua đã phối hợp, tạo điều kiện cho ngành thủy sản qua hình thức hỗ trợ. Với những nội dung rất thiết thực trong bản ghi nhớ này sẽ mở ra những cơ hội mới trong công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản. Bởi, ngoài Nhà nước sẽ có các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ và vận động xã hội cùng vào cuộc bảo vệ nguồn lợi thủy sản để nguồn lợi thủy sản tiếp tục tái tạo, phát triển và từ đó khai thác bền vững. Hy vọng đây sẽ là một mẫu hình để nhân rộng với các tổ chức quốc tế khác.
Theo ông Vũ Văn Tám, Việt Nam đã quy hoạch 16 khu bảo tồn biển quốc gia. Ngoài bảo tồn biển, Việt Nam cũng đang quy hoạch, bảo tồn các vùng nước nội địa.
Phía Việt Nam mong muốn Bản ghi nhớ hợp tác này khi triển khai sẽ đạt kết quả thực chất để cùng với các cơ quan nhà nước phát huy được nguồn lực xã hội cũng như sự quan tâm của các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế cùng chung tay bảo vệ nguồn lợi thủy sản Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 17. 11, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, phối hợp với UBND tỉnh, Sở NNPTNT tỉnh Đăk Lăk tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chủ đề "Một số giải pháp thâm canh cây cà phê hợp lý để nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững".

Không có thương hiệu, thiếu thuần loại, không kiểm soát được dư lượng hoá chất hay truy xuất được nguồn gốc... là những yếu huyệt khiến xuất khẩu gạo Việt Nam vào các thị trường TPP khó gia tăng.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn này gồm tiêu chí về thu nhập, mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản.

Hàng loạt nông dân nuôi bò sữa ở TP.HCM đang rao bán bò sau khi có thông tin các công ty thu mua sữa sẽ giảm hoặc cắt hợp đồng mua sữa vào đầu năm 2016...

Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất giống gia cầm cho 7 tỉnh biên giới phía Bắc” đã triển khai được hơn 1 năm. Dự án không chỉ tạo ra được nguồn giống sạch dồi dào mà còn từng bước xây dựng một vành đai gia cầm vững chắc.