Họp kín về sản xuất tiêu thụ muối
Các cơ quan truyền thông tại tỉnh Ninh Thuận cho rằng cuộc họp “Đánh giá tình hình về sản xuất, tiêu thụ muối” do UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức vào chiều 3-11 là vô tiền khoáng hậu vì được tổ chức… “kín”, phóng viên các báo thường trú không được tham dự, ngoại trừ báo Đảng và Đài PTTH địa phương.
Thực ra đây là buổi làm việc của UBND tỉnh Ninh Thuận với đoàn công tác của Bộ NN-PTNT để đánh giá tình hình thực hiện dự án Muối Quán Thẻ do Công ty TNHH Đầu tư – Phát triển – Sản xuất Hạ Long (nay là Công ty CP Muối Cà Ná Ninh Thuận) làm chủ đầu tư tại xã Phước Minh, huyện Thuận Nam.
Đây là dự án có quy mô đồng muối lớn nhất nước, với diện tích lên đến 2.549 ha, tổng vốn đầu tư trên 1.344 tỉ đồng.
Tuy nhiên, từ khi dự án đưa vào hoạt động vào năm 2005 đã gây nhiễm mặn gần 200 ha đất sản xuất của người dân địa phương.
Hàng trăm hộ dân của xã Phước Minh lâm vào tình cảnh khốn khó vì nhà cửa bị rỗng mục, vườn rẫy bị héo chết do nguồn nước bị xâm mặn.
Nhiều vườn rẫy của người dân bị chết khô do đồng muối gây nhiễm mặn
Từ nhiều năm qua đã có hàng chục bài báo phản ánh tình trạng ô nhiễm của đồng muối Quán Thẻ, cử tri cũng rất nhiều lần kiến nghị chính quyền tỉnh Ninh Thuận và các cơ quan hữu trách giải quyết nhưng không có kết quả.
Trước khi tổ chức cuộc họp, sáng cùng ngày, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Trần Thanh Nam dẫn đầu đã thị sát đồng muối Quán Thẻ để ghi nhận thực tế.
Ngay trong báo cáo với Bộ NN-PTNT tại cuộc họp này, UBND tỉnh cũng thừa nhận thực trạng nhiễm mặn trên và cho biết ít nhất 855 hộ dân phải di dời để ổn định cuộc sống.
Đồng muối Quán Thẻ gây nhiễm mặn hàng trăm ha đất sản xuất của dân khiến đời sống của họ ngày càng khốn khó
It nhất 6 phóng viên các cơ quan báo chí thường trú tại Ninh Thuận, trong đó có cả Thông tấn xã Việt Nam, bị… “mời” ra khỏi phòng họp.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 23.5, UBND tỉnh Trà Vinh tổ chức hội thảo để các nhà khoa học báo cáo, công bố kết quả nghiên cứu nguyên nhân làm tôm chết hàng loạt trên địa bàn tỉnh trong thời gian vừa qua.

Đã bao đời nay, đồng bào các dân tộc ở những xã vùng cao huyện biên giới Sìn Hồ (Lai Châu) cứ loay hoay với bài toán “trồng cây gì, nuôi con gì” để bớt đói, bớt nghèo. Và rồi, cây Atiso xuất hiện như một sự tình cờ...

Trong khi đất vùng bãi triều ven biển giáp ranh với xã Thái Đô, Thái Thượng bị một số người dân cố tình lấn chiếm để cắm vây, nuôi ngao trái phép thì ngày 24/4/2012, xã Thụy Trường (huyện Thái Thụy - Thái Bình) phối hợp với Công ty CP Dịch vụ đấu giá Hợp Nhất tổ chức thành công phiên đấu giá quyền sử dụng 287 ha đất bãi triều ven biển để phát triển nuôi ngao, mở ra hướng đi mới, hứa hẹn tạo bước đột phát cho nghề nuôi trồng hải sản của địa phương.

Ở tuổi đôi mươi, chàng trai Lâm Thái Vương (SN 1988), gương mặt trẻ nhất nhận giải thưởng Lương Định Của năm 2011 trở thành triệu phú, mỗi năm thu lãi hơn 300 triệu đồng nhờ nuôi cá sấu.

Dằn lưng số vốn ít ỏi 2 triệu đồng, không kiến thức trong tay, chị Đào Thị Thiện (thôn Quảng Hội, Quang Tiến, Sóc Sơn) vẫn quyết tâm học hỏi kinh nghiệm và vươn lên trở thành một “bà chủ” ở thôn Quảng Hội. Chị là một trong bảy gương mặt phụ nữ trên cả nước được Ủy ban Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam bình chọn trao giải Phụ nữ Việt Nam năm 2011