Họp kín về sản xuất tiêu thụ muối
Các cơ quan truyền thông tại tỉnh Ninh Thuận cho rằng cuộc họp “Đánh giá tình hình về sản xuất, tiêu thụ muối” do UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức vào chiều 3-11 là vô tiền khoáng hậu vì được tổ chức… “kín”, phóng viên các báo thường trú không được tham dự, ngoại trừ báo Đảng và Đài PTTH địa phương.
Thực ra đây là buổi làm việc của UBND tỉnh Ninh Thuận với đoàn công tác của Bộ NN-PTNT để đánh giá tình hình thực hiện dự án Muối Quán Thẻ do Công ty TNHH Đầu tư – Phát triển – Sản xuất Hạ Long (nay là Công ty CP Muối Cà Ná Ninh Thuận) làm chủ đầu tư tại xã Phước Minh, huyện Thuận Nam.
Đây là dự án có quy mô đồng muối lớn nhất nước, với diện tích lên đến 2.549 ha, tổng vốn đầu tư trên 1.344 tỉ đồng.
Tuy nhiên, từ khi dự án đưa vào hoạt động vào năm 2005 đã gây nhiễm mặn gần 200 ha đất sản xuất của người dân địa phương.
Hàng trăm hộ dân của xã Phước Minh lâm vào tình cảnh khốn khó vì nhà cửa bị rỗng mục, vườn rẫy bị héo chết do nguồn nước bị xâm mặn.
Nhiều vườn rẫy của người dân bị chết khô do đồng muối gây nhiễm mặn
Từ nhiều năm qua đã có hàng chục bài báo phản ánh tình trạng ô nhiễm của đồng muối Quán Thẻ, cử tri cũng rất nhiều lần kiến nghị chính quyền tỉnh Ninh Thuận và các cơ quan hữu trách giải quyết nhưng không có kết quả.
Trước khi tổ chức cuộc họp, sáng cùng ngày, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Trần Thanh Nam dẫn đầu đã thị sát đồng muối Quán Thẻ để ghi nhận thực tế.
Ngay trong báo cáo với Bộ NN-PTNT tại cuộc họp này, UBND tỉnh cũng thừa nhận thực trạng nhiễm mặn trên và cho biết ít nhất 855 hộ dân phải di dời để ổn định cuộc sống.
Đồng muối Quán Thẻ gây nhiễm mặn hàng trăm ha đất sản xuất của dân khiến đời sống của họ ngày càng khốn khó
It nhất 6 phóng viên các cơ quan báo chí thường trú tại Ninh Thuận, trong đó có cả Thông tấn xã Việt Nam, bị… “mời” ra khỏi phòng họp.
Có thể bạn quan tâm

Sau 3 năm thực hiện mô hình trồng thanh long ruột đỏ với diện tích 2 ha theo hướng VietGAP tại xã Bông Trang (huyện Xuyên Mộc - Bà Rịa - Vũng Tàu) cho thấy trồng loại cây này đem lại lợi nhuận rất lớn. Tuy nhiên, do chưa tổ chức tốt khâu tiêu thụ sản phẩm, cho nên bà con không nên nóng vội mở rộng diện tích trồng giống cây này.

Mặc dù đang gặp rất nhiều khó khăn về sản xuất, thị trường, nhưng thủy sản vẫn đang vững vàng ở vị trí số 1 trong xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của các viện nghiên cứu thủy sản.

Từ Quốc lộ 4D vào trung tâm xã Sa Pả (Sa Pa - Lào Cai), lác đác giữa những triền lúa xanh là ruộng rau bắp cải tươi tốt đang cho thu hoạch. Tôi gặp chị Vàng Thị Dậu ở thôn Giàng Tra vừa lên chợ Sa Pa bán rau về, chị cho biết: Nhiều hộ trong xã đã thu hoạch xong vụ bắp cải đầu tiên, nhưng ruộng của gia đình chị vẫn còn nhiều rau chưa bán. Hằng ngày, những người buôn trong vùng vào tận ruộng của các hộ dân mua rau mang ra thị trấn Sa Pa hoặc thành phố Lào Cai bán.

Tại các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang... giá lúa khô đã lên mức 5.000 đồng/kg, tăng khoảng 200 đồng/kg so với trước thu mua tạm trữ.

Trong khi các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Gia Bình chịu thiệt hại khá lớn do dịch lợn tai xanh gây ra, thì gia đình ông Trần danh Trưởng thôn Thiên Đức- xã Thái Bảo vẫn có nguồn thu nhập ổn định với doanh thu hàng chục triệu đồng từ nghề nuôi Dê lai giống Bách Thảo.