Họp kín về sản xuất tiêu thụ muối
Các cơ quan truyền thông tại tỉnh Ninh Thuận cho rằng cuộc họp “Đánh giá tình hình về sản xuất, tiêu thụ muối” do UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức vào chiều 3-11 là vô tiền khoáng hậu vì được tổ chức… “kín”, phóng viên các báo thường trú không được tham dự, ngoại trừ báo Đảng và Đài PTTH địa phương.
Thực ra đây là buổi làm việc của UBND tỉnh Ninh Thuận với đoàn công tác của Bộ NN-PTNT để đánh giá tình hình thực hiện dự án Muối Quán Thẻ do Công ty TNHH Đầu tư – Phát triển – Sản xuất Hạ Long (nay là Công ty CP Muối Cà Ná Ninh Thuận) làm chủ đầu tư tại xã Phước Minh, huyện Thuận Nam.
Đây là dự án có quy mô đồng muối lớn nhất nước, với diện tích lên đến 2.549 ha, tổng vốn đầu tư trên 1.344 tỉ đồng.
Tuy nhiên, từ khi dự án đưa vào hoạt động vào năm 2005 đã gây nhiễm mặn gần 200 ha đất sản xuất của người dân địa phương.
Hàng trăm hộ dân của xã Phước Minh lâm vào tình cảnh khốn khó vì nhà cửa bị rỗng mục, vườn rẫy bị héo chết do nguồn nước bị xâm mặn.
Nhiều vườn rẫy của người dân bị chết khô do đồng muối gây nhiễm mặn
Từ nhiều năm qua đã có hàng chục bài báo phản ánh tình trạng ô nhiễm của đồng muối Quán Thẻ, cử tri cũng rất nhiều lần kiến nghị chính quyền tỉnh Ninh Thuận và các cơ quan hữu trách giải quyết nhưng không có kết quả.
Trước khi tổ chức cuộc họp, sáng cùng ngày, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Trần Thanh Nam dẫn đầu đã thị sát đồng muối Quán Thẻ để ghi nhận thực tế.
Ngay trong báo cáo với Bộ NN-PTNT tại cuộc họp này, UBND tỉnh cũng thừa nhận thực trạng nhiễm mặn trên và cho biết ít nhất 855 hộ dân phải di dời để ổn định cuộc sống.
Đồng muối Quán Thẻ gây nhiễm mặn hàng trăm ha đất sản xuất của dân khiến đời sống của họ ngày càng khốn khó
It nhất 6 phóng viên các cơ quan báo chí thường trú tại Ninh Thuận, trong đó có cả Thông tấn xã Việt Nam, bị… “mời” ra khỏi phòng họp.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi ong mật lâu nay là một trong những nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân xã Động Đạt (Phú Lương - Thái Nguyên) bởi chi phí đầu vào thấp, người nuôi dễ tiếp cận với nghề. Để duy trì nghề nuôi ong mật, Hội Nông dân xã Động Đạt đã thành lập Chi hội Nuôi ong với 26 hội viên. Hàng năm, 500 đàn ong mật của các hội viên Chi hội đã cung ứng ra thị trường từ 10 đến 12 tấn mật.

Chỉ cần điện thoại là hải sản từ nhiều vùng mien sẽ được đóng thùng gửi đến tận nhà trong vòng 1 ngày

Ngoài yếu tố dịch bệnh, sự cạnh tranh từ các thương lái nước ngoài, việc người nuôi tôm neo hàng chờ giá đã tạo sức ép khá lớn cho các doanh nghiệp và ảnh hưởng không nhỏ đến cả ngành chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.

Người dân thôn Châu Mai, xã Liên Châu, huyện Thanh Oai (Hà Nội), có nghề nuôi vịt đẻ trứng. Nhắc đến nghề này, Phó Chủ tịch UBND xã Liên Châu Đào Quang Huệ tươi cười: "Trứng vịt lộn người Hà Nội ăn đều có xuất xứ từ làng tôi cả. Trứng vịt của làng có mặt ở khắp nơi: Hà Nội, Sơn La, Yên Bái, nhưng chủ yếu ở thị trường Hà Nội. Nhờ trứng mà hộ nghèo ở thôn này giờ chỉ đếm trên đầu ngón tay, nhiều gia đình sáng "mở mắt" ra đã có cả triệu đồng tiền lãi.

Từ một hộ nghèo có cuộc sống kinh tế khó khăn, nhờ áp dụng hiệu quả mô hình chăn nuôi bò sinh sản,đến nay gia đình ông Bùi Văn Bảo ở xóm Đồng Bái, xã Đú Sáng (Kim Bôi - Hòa Bình) là hộ điển hình trong phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo, mỗi năm cho thu nhập hơn 100 triệu đồng từ việc bán bò, bê.