Hợp đồng xuất khẩu gạo đã ký đạt gần 5,7 triệu tấn

Cụ thể, theo báo cáo của VFA, trong tổng số 5,695 triệu tấn gạo đã ký bán, có 4,618 triệu tấn thuộc hợp đồng thương mại, chiếm 81,09% và 1,077 triệu tấn thuộc hợp đồng tập trung, chiếm 18,91%.
Trong khi đó, về tình hình xuất khẩu, theo VFA, lũy kế xuất khẩu từ đầu năm đến ngày 8-10-2015 đạt 4,394 triệu tấn, trị giá FOB đạt trên 1,8 tỉ đô la Mỹ.
Như vậy, sau khi cân đối giữa số lượng hợp đồng đã ký và lượng hàng đã giao cho đối tác, doanh nghiệp hội viên của VFA vẫn còn hơn 1,3 triệu tấn gạo đang chờ giao cho đối tác.
Về diễn biến hàng tồn kho, báo cáo của VFA cho thấy tính đến cuối tháng 9-2015, tổng lượng gạo tồn kho ở các doanh nghiệp hội viên của đơn vị này còn gần 1,6 triệu tấn các loại, trong đó Tổng công ty lương thực miền Bắc (Vinafood 1) tồn kho 125.500 tấn;
Tổng công ty lương thực miền Nam (Vinafood 2) tồn kho trên 544.800 tấn; và các doanh nghiệp hội viên khác tồn kho trên 916.500 tấn.
Như vậy, so với số lượng hợp đồng xuất khẩu còn lại chưa giao (1,3 triệu tấn), doanh nghiệp hội viên của VFA sẽ chủ động được nguồn hàng phục vụ cho xuất khẩu.
Về diễn biến thị trường lúa gạo nội địa, bà Ngô Ngọc Yến, Giám đốc doanh nghiệp Yến Ngọc (TPHCM), cho biết tại chợ đầu mối lương thực Bà Đắc, huyện Cái Bè, Tiền Giang, hiện gạo nguyên liệu của giống IR 50404 có giá 6.600-6.800 đồng/kg (tùy loại), tăng 200-300 đồng/kg so với mức giá hồi đầu tuần này và tăng tổng cộng khoảng 500-600 đồng/kg so với trước thời điểm Việt Nam trúng thầu bán 450.000 tấn gạo cho Philippines hôm 17-9 vừa qua.
Giá lúa IR 50404 ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện cũng nhảy vọt lên mức 4.600-4.700 đồng/kg so với mức 4.400-4.500 đồng/kg hồi đầu tuần này.
Tuy nhiên, theo bà Yến, hiện sức mua của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang có xu hướng giảm trở lại. “Chỉ doanh nghiệp nào chưa đủ hàng người ta mới “gom”, chứ có hàng rồi thì họ không “gom” nữa vì mức giá này là quá cao, “gom” vào sẽ không có lãi nữa,” bà nói.
Trong khi đó, giá xuất khẩu gạo hiện được doanh nghiệp ở ĐBSCL chào bán vẫn ổn định so với hồi đầu tuần này, ở mức 355-365 đô la Mỹ/tấn đối với gạo 5% tấm; và 335-345 đô la Mỹ/tấn đối với gạo 25% tấm.
Có thể bạn quan tâm

Tại hội thảo “Xây dựng thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam” hôm 22.9, ông Võ Thành Đô – Phó Cục trưởng Cục Chế biến thương mại nông lâm sản và nghề muối cho biết (Bộ NNPTNT) cho biết, Việt Nam có 4,1 triệu ha đất trồng lúa.

Loại quả có cái tên tiếng Việt mỹ miều nho chuỗi ngọc trong suốt đang được rao giá 2 triệu đồng/kg thực chất là loại cây dại mọc trước sân nhà mỗi gia đình tại một số quốc gia.

Anh Lê Văn Gạo (ngụ ấp Tân Thạnh, xã Tân Phú, huyện Tân Phú Đông) được nhiều nhà vườn ở trong và ngoài tỉnh biết đến với thành công từ việc mạnh dạn chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây mãng cầu Xiêm đạt hiệu quả kinh tế cao.

Thời tiết cực đoan không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa, mà còn tác động đến thị trường. Do mưa kéo dài ngày, lúa ngập trong nước, thương lái không thu mua, làm giá lúa tiếp tục giảm sâu.

“Với mục tiêu quan tâm sâu sát đến từng lũy tre xanh, chúng tôi có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cấp hội với các đại lý thực hiện chương trình hỗ trợ phân bón trả chậm cho bà con nông dân trong toàn tỉnh” - bà Khổng Thị Thảo - Chủ tịch Hội Nông dân Hà Nam chia sẻ.