Họp Bàn Sản Xuất Rải Vụ Sầu Riêng Vùng Nam Bộ

Ngày 15-12, Sở NN&PTNT tổ chức họp bàn thực hiện sản xuất rải vụ thu hoạch sầu riêng vùng Nam bộ giai đoạn 2015-2020 (Tiền Giang là Trưởng nhóm điều hành sản xuất rải vụ thu hoạch cây sầu riêng).
Tham dự buổi họp bàn có PGS.TS Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt; TS Nguyễn Văn Hòa, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam cùng lãnh đạo, đại diện ngành nông nghiệp của các tỉnh có diện tích trồng sầu riêng trong vùng.
Tại đây, các đại biểu đánh giá cao tiềm năng, lợi thế của cây sầu riêng cũng như đặc tính thích hợp phát triển trong điều kiện tự nhiên ở vùng Nam bộ. Việc sản xuất rải vụ thụ hoạch sầu riêng đã được nông dân áp dụng trong nhiều năm qua nhưng mang tính tự phát.
Việc quy hoạch vùng trồng tập trung, định hướng, tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật cho người dân sản xuất rải vụ thu hoạch đối với cây trồng này để tăng hiệu quả sản xuất là rất cần thiết.
Vấn đề quan tâm hiện nay là định hướng rải vụ như thế nào hợp lý để không xảy ra tình trạng “được mùa rớt giá”, tình hình bệnh xì mủ, chết nhánh trên sầu riêng chưa được chữa trị triệt để cũng gây khó khăn cho nông dân; việc liên kết sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị chưa được hình thành…
Phát biểu tại buổi họp bàn, PGS.TS Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, đề nghị các tỉnh cần bám theo quy hoạch để chỉ đạo sản xuất; thống nhất lịch thời vụ của sầu riêng có 2 vụ là vụ chính, vụ rải và chỉ sản xuất 1 vụ trong năm để cây không bị suy kiệt;
Từng bước tổ chức liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ; chú trọng sản xuất an toàn; hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ cho nông dân sản xuất rải vụ, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; tăng cường liên kết vùng; xây dựng cơ sở dữ liệu cho cây trồng này.
Nguồn bài viết: http://baoapbac.vn/kinh-te/201412/hop-ban-san-xuat-rai-vu-sau-rieng-vung-nam-bo-569682/
Có thể bạn quan tâm

Chỉ trong một tuần ra quân kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động SXKD phân bón, đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Trà Vinh đã lấy 37 mẫu phân hữu cơ và vô cơ gửi đi kiểm nghiệm. Kết quả, có 5 mẫu phân hữu cơ, 3 mẫu phân vô cơ không đạt chất lượng so với tiêu chuẩn công bố.

Mặc dù vào cuối vụ ớt năm trước, nhiều hộ trồng ớt ở huyện Phù Mỹ (Bình Định) phải bỏ ớt chín ngoài ruộng vì giá giảm thê thảm, chỉ còn 2.000đ/kg.

Năm 2014, xuất khẩu cá ngừ đại dương tập trung vào các thị trường lớn như Mỹ, EU và Nhật Bản..., với mục tiêu đạt khoảng 560 triệu USD. Tuy nhiên, để đạt được kế hoạch này, ngư dân cần tuân thủ quy trình đánh bắt và bảo quản cá ngừ đại dương một cách nghiêm ngặt theo công nghệ mới của Nhật Bản.

50 người nuôi tôm và các khuyến ngư viên cơ sở thuộc các trạm khuyến ngư – khuyến nông ở các huyện, thị, thành phố trên toàn địa bàn tỉnh Khánh Hoà đã được tập huấn kỹ thuật nuôi tôm sú, tôm chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP. Đây là hoạt động do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm khuyến ngư – khuyến nông tỉnh tổ chức trong 2 ngày 14 và 15/10.

Sau khi hoàn thành khâu thu hoạch nuôi thủy sản nước lợ chính vụ, bà con ngư dân các xã Quảng Công, Quảng Ngạn, Quảng An, Quảng Phước và thị trấn Sịa của huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành thả nuôi 210 ha cua trái vụ.