Hồng giòn Trung Quốc tràn vào các chợ

Với giá 20.000 - 30.000 đồng/kg, hồng giòn, hồng đỏ Trung Quốc đang thống lĩnh tại các chợ trên địa bàn TP.HCM.
Các loại hồng này đều được gắn mác hồng Đà Lạt hay hồng Hà Nội để bán cho người tiêu dùng.
Do đang vào chính vụ, tại chợ đầu mối Bình Điền giá hồng giòn Trung Quốc bán thùng ở mức 15.000 - 17.000 đồng/kg.
Nhiều tiểu thương cho biết hồng giòn đang về nhiều, mỗi đêm có sạp bán 200 - 300 thùng loại 12kg.
Ra tới chợ lẻ, loại hồng này được nâng giá lên gấp đôi và được một số tiểu thương dán mác mới: hồng Đà Lạt.
Tại chợ Nguyễn Tri Phương (Q.10), hồng không chỉ bán trong các sạp, ngoài các xe đẩy, bán lề đường cũng có rất nhiều, giá hồng giòn trải đều từ 20.000 - 30.000 đồng/kg tùy sạp.
Để phân biệt hồng Đà Lạt và hồng giòn Trung Quốc, nhiều tiểu thương cho biết không khó nhận ra.
Theo một tiểu thương ở chợ Nguyễn Tri Phương, hồng Trung Quốc có đặc điểm trái lớn và đều hơn hồng trong nước.
Trái hồng Trung Quốc có màu vàng đều, vỏ cứng và bóng bẩy.
Trong khi hồng giòn ở VN trái nhỏ và không đều trái, chín nhanh và màu vỏ cũng không đồng đều, thường có màu vàng xanh.
Hồng Trung Quốc ăn có vị ngọt sắc nhưng không thơm, hồng Đà Lạt hay hồng Hà Nội ăn ngọt và thơm đều vị hơn.
Có thể bạn quan tâm

Xã Phước Hòa (Tuy Phước) có nhiều diện tích mặt nước nằm ven đầm Thị Nại, là 1 trong những vùng nuôi tôm trọng điểm của tỉnh Bình Định. Trong suốt 10 năm qua, không năm nào người nuôi tôm ở đây không bị thất bại. Nợ nần chồng chất khiến các chủ hồ tôm trở thành những “chúa chổm” vùng đầm.

Là người có diện tích trồng mướp lớn nhất xóm 2, thôn Phú Hưng, xã Bình Tân, huyện Tây Sơn, Bình Định, mỗi tháng anh Nguyễn Triều Hải có thu nhập cả chục triệu đồng.

Trong khoảng một tháng trở lại đây, trên vỉa hè khu vực đầu cầu phía bờ trái sông Đà thuộc phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) xuất hiện một vài người bán những xâu chim đã được vặt lông sẵn, mỗi xâu có 30 – 40 con. Sáng ngày 17/4 lại xuất hiện một người đàn ông khoảng hơn 40 tuổi, mặc bộ quần áo bảo hộ màu xanh rêu bán chim.

Đề tài “Xây dựng mô hình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) trên cây dưa hấu tại Quảng Nam” do Trung tâm KN-KN Quảng Nam thực hiện sau 3 vụ trồng/2 năm tại thôn Thành Mỹ, xã Tam Phước (Phú Ninh) đã “ăn đứt” dưa hấu trồng truyền thống.

Nhằm tháo gỡ tình trạng giá khoai lang luôn bấp bênh và quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, Trường ĐH Cần Thơ vừa phối hợp với Sở NNPTNT tỉnh Vĩnh Long tổ chức Hội thảo “Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ khoai lang”.