Hồng Đà Lạt khó tiêu thụ vì tin đồn có xuất xứ Trung Quốc

Theo ông Đinh Việt Dũng, hồng Đà Lạt - Lâm Đồng khi chín đều có lớp bụi phấn trên trái, sau khi thu hái, bà con dùng máy đánh bóng, nên bị nhầm là trái hồng Trung Quốc sử dụng hóa chất làm đẹp.
Bên cạnh đó, bà con tại địa phương tận dụng thùng giấy đóng trái cây có chữ Trung Quốc, Thái Lan (do giá thành rẻ hơn 40%, chất lượng tốt hơn so với thùng giấy sản xuất trong nước) để đóng gói đưa đi tiêu thụ, dẫn tới sự hiểu lầm của người tiêu dùng về nguồn gốc trái cây.
Tiểu thương dùng bao bì có chữ Trung Quốc để đóng gói hồng Đà Lạt gây nhầm lẫn về nguồn gốc
Cùng với đó, trái hồng Trung Quốc được đưa ồ ạt vào Việt Nam, hình thức khó phân biệt dẫn tới sự nhập nhằng, khiến hồng Đà Lạt đã rẻ nay còn khó tiêu thụ.
Nhiều chủ vựa thu mua hồng tại thôn thị trấn D'Ran cho biết, vào đầu mùa, giá hồng dao động khoảng 10.000 - 12.000 đồng/kg, nhưng sau khi thị trường có tin đồn hồng Đà Lạt là hồng Trung Quốc giả danh, giá hồng đã giảm còn một nửa, hiện giá hồng tại vựa chỉ khoảng 6.000 - 6.500 đồng/kg loại đẹp.
D'Ran là vùng trồng hồng lớn tại Lâm Đồng với diện tích hơn 1.000ha, sản lượng khoảng 5.000 tấn/mùa.
Mặc dù đang vào chính vụ nhưng tin đồn thất thiệt khiến hơn một nửa diện tích trồng hồng đang chín rộ chưa thể tiêu thụ được.
Có thể bạn quan tâm

“Trứng gà Văn Học” giờ đây đã trở thành một trong những thương hiệu thực phẩm sạch được siêu thị Co.opMart Tam Kỳ tiêu thụ. chủ nhân của thương hiệu này là anh Nguyễn Văn Học ở thôn Phước An, xã Tam An (Phú Ninh).

Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, niên vụ mía 2014-2015, toàn tỉnh xuống giống được 12.558ha mía, tập trung ở huyện Phụng Hiệp, TX.Ngã Bảy, TP.Vị Thanh và một phần huyện Long Mỹ. Hiện các ruộng mía đang ở độ tuổi từ 7-9 tháng, dự kiến trong tuần tháng 9 tới đây một số địa phương sẽ tiến hành thu hoạch.

Được biết, từ giữa tháng 7 đến nay, ngoài việc khẩn trương tiêm 500 liều vắc xin bao vây, khống chế dịch tại 2 xã bùng phát mầm bệnh thì cơ quan thú y huyện Duy Xuyên cũng tổ chức chích ngừa 600 liều vắc xin lở mồm long móng cho trâu bò ở 12 xã, thị trấn khác. Cạnh đó, đơn vị này còn chi viện cho chính quyền các địa phương hơn 200 lít hóa chất sát trùng để duy trì thường xuyên khâu phun tiêu độc trên phạm vi rộng.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Singapore và Ấn Độ. Lượng tiêu xuất khẩu trong tháng 7-2014 toàn quốc ước đạt 9.000 tấn, với giá trị 74 triệu USD, đưa khối lượng tiêu xuất khẩu 7 tháng đầu năm lên 119.000 tấn, tương đương 862 triệu USD, tăng gần 29% về khối lượng, 42% giá trị so với cùng kỳ năm 2013.

Với số tiền lãi từ việc nuôi hai con bò và 600 con vịt, ông quyết định mở rộng mô hình làm kinh tế VAC của mình. Theo phương châm “tích lũy từ ít thành nhiều” để làm kinh tế, hai vợ chồng ông đào ao nuôi cá, tận dụng trồng rau muống nước trên mặt ao để làm thức ăn cho heo, gà, vịt. Ông còn trồng cỏ quanh bờ ao cá.