Làm Giàu Từ Đặc Sản Quê Hương

Quýt Bắc Sơn lâu nay đã trở thành thương hiệu, đặc sản của huyện Bắc Sơn nói riêng và Lạng Sơn nói chung. Đã có nhiều hộ gia đình thoát nghèo, vươn lên khá giả nhờ cây quýt và điển hình trong số đó là hộ gia đình ông Đặng Văn Lương tại thôn Hồng Phong 4, xã Chiến Thắng.
Trước đây, gia đình ông Lương dù lao động rất chăm chỉ nhưng với nghề nông đơn thuần cũng chỉ đủ ăn từng bữa. Năm 1998, ông tham gia Hội Nông dân xã Chiến Thắng. Nhờ hoạt động tích cực, nhiệt tình và trách nhiệm với công việc nên đến năm 2006, ông được chính quyền xã và nhân dân tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch hội. Với trách nhiệm mới, quyết tâm vươn lên làm giàu của ông được thôi thúc.
Bởi ông suy nghĩ: đã được bà con nông dân tín nhiệm, bản thân ông phải làm được điều gì đó giúp bà con. Muốn vậy thì trước hết là phải phát triển kinh tế gia đình, phải vươn lên khá giả vừa ổn định được đời sống cho gia đình vừa tạo được uy tín với bà con.
Sau một thời gian trăn trở, ông cùng gia đình quyết định đầu tư vào phát triển cây quýt - cây trồng vốn đã gắn bó từ nhiều năm nay với người dân xã Chiến Thắng.
Khởi đầu, gia đình ông Lương có khoảng ba chục gốc quýt, nhưng do cây đã lâu năm, lại không được chăm sóc đúng kỹ thuật nên chất lượng quả không cao, sản lượng thấp. Để khắc phục, ông dành nhiều thời gian đi thăm và học hỏi kinh nghiệm ở một số hộ đã trồng nhiều quýt trên địa bàn huyện, đồng thời tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây quýt do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức.
Nắm bắt được những kinh nghiệm thực tế và kiến thức khoa học cơ bản, ông bắt tay vào nhân rộng vườn quýt bằng hình thức chiết cành. Trong gần 2 năm, từ hơn 30 gốc quýt, vườn quýt nhà ông Lương đã tăng lên 400 cây, được chăm sóc tốt nên cây phát triển rất tốt, sau ba năm đã cho sản lượng và chất lượng quả cao. Trong 4 năm gần đây, vườn luôn có khoảng 300 cây cho quả. Trừ chi phí, trung bình mỗi năm, gia đình ông thu được khoảng 150 triệu đồng.
Thời điểm này đã bắt đầu vào vụ quýt 2014, dự kiến năm nay vườn quýt của gia đình ông sẽ cho thu nhập khoảng 200 triệu đồng. Không chỉ trông chờ vào cây quýt, với diện tích vườn sẵn có, gia đình ông đã đầu tư chăn nuôi đàn gà đẻ trứng và lấy thịt. Theo ông, đây cũng là một kinh nghiệm phát triển kinh tế vườn mà ông áp dụng thành công.
Ông Lương chia sẻ: năm 2010, khi vườn quýt đã trưởng thành và cho thu hoạch ổn định, gia đình luôn duy trì đàn gà hơn 200 con thả trong vườn. Đàn gà vừa cho thu nhập đều đặn hàng tháng trong năm, tính trung bình mỗi năm, gia đình cũng thu được khoảng 50 triệu đồng.
Nhận xét về mô hình kinh tế của gia đình ông Lương, ông Dương Hữu Nhạc, Bí thư Đảng ủy xã Chiến Thắng cho biết: Mô hình kinh tế của gia đình ông Lương là điển hình của xã, cho thu nhập thuộc diện cao nhất nhì xã.
Quan trọng hơn, ngoài việc làm kinh tế giỏi, ông Lương còn là một người cán bộ Hội Nông dân mẫu mực, luôn trách nhiệm và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cùng với đó, ông Lương rất hòa đồng, được người dân tin tưởng và yêu mến.
Ông thường xuyên giúp đỡ mọi người, chia sẻ những kinh nghiệm trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình. Tới đây, xã sẽ tuyên truyền, nhân rộng mô hình kinh tế tổng hợp như của gia đình ông Lương tới một số hộ có đủ điều kiện trên địa bàn.
Nguồn bài viết: http://baolangson.vn/tin-bai/Nguoi-tot-viec-tot/lam-giau-tu-dac-san-que-huong/30-34-73367
Có thể bạn quan tâm

Ngư dân Phan Văn Dầu (52 tuổi, phường Trần Phú, TP. Quy Nhơn) cho biết, vào khoảng 4h sáng nay, khi đi kiểm tra lưới cách bờ khoảng 100m thì bất ngờ phát hiện một con cá mập trắng vẫn còn sống mắc kẹt trong lưới. Ông Dầu đã phải hô gọi một số người quen trợ giúp để đưa cá vào bờ

Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh đã đứng ra làm trung gian trong hợp đồng trồng cà tím giữa Công ty Duyên Hải và bà con nông dân ở Bưng Riềng. Hợp đồng 3 bên - 4 nhà (3 bên là người nông dân, người thu mua và đại diện địa phương, 4 nhà là nông dân, chính quyền, doanh nghiệp và nhà khoa học) đã được ký kết

Điều là một trong những cây trồng chủ lực của Bình Phước, góp phần không nhỏ trong việc xóa đói giảm nghèo cho nông dân. Tuy nhiên, giá đang giảm mạnh khiến hàng trăm hộ dân trồng điều lo lắng, băn khoăn không biết nên tiếp tục duy trì loại cây này hay chặt bỏ...

Hiện nay, một trong những khó khăn đối với người chăn nuôi nói chung là vấn đề vệ sinh môi trường. Để đạt được điều đó, người nuôi phải tính toán kỹ lưỡng trước khi tiến hành chăn nuôi. Và mô hình nuôi heo an toàn sinh học tại gia đình của anh Nguyễn Tiến Đồn ở xã Lê Chánh, Thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang là địa chỉ tham quan, học tập của rất nhiều bà con và cả những cán bộ trong nghề

Những trận lũ gây ra lụt lội trên diện rộng ở nhiều nước châu Á cướp đi 500 sinh mạng, và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của hàng triệu người