Hơn bốn nghìn tỷ đồng phát triển cà phê bền vững tại Lâm Đồng

Với mục tiêu, phát triển cà phê tỉnh Lâm Đồng hiệu quả cao và bền vững, gắn với công nghiệp chế biến, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Đến năm 2020, diện tích cà phê toàn tỉnh đạt khoảng 150 nghìn ha, sản lượng cà phê nhân 480 nghìn tấn/năm.
Tỉnh phát triển bốn vùng chuyên canh cà phê lớn tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm, Đức Trọng và vùng sản xuất cà phê tiêu chuẩn UTZ, 4C, Rainforest chiếm 60% diện tích.
Hình thành một số nhà máy tinh chế cà phê công suất hiện đại, bảo đảm đến năm 2020, năng lực chế biến đạt đến 95% sản lượng cà phê nhân của địa phương, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu.
Hiện, Lâm Đồng có hai nhãn hiệu “Cà phê Di Linh”, “Cà phê chè LangBiang” đã được đăng ký bảo hộ, và đang xây dựng thương hiệu “Cà phê chè Cầu Đất Đà Lạt”, với mục tiêu đưa sản phẩm cà phê chất lượng cao Lâm Đồng vào các hệ thống kinh doanh cà phê uy tín trên thế giới.
Có thể bạn quan tâm

Cục Thú y khẳng định, tất cả các lô sản phẩm thịt gà nhập khẩu từ Mỹ đều có nguồn gốc rõ ràng, từ các cơ sở được phép xuất khẩu vào Việt Nam.

Qua 2 năm thực hiện Đề án “Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” đối với ngành hàng cây ăn trái, Bộ NN&PTNT đã xác định được 5 giống cây trồng chủ lực gồm: xoài, sầu riêng, chôm chôm, nhãn và thanh long sản xuất rải vụ sẽ đạt giá trị kinh tế cao.

Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, năm 2014, cơ cấu cây trồng vụ đông có sự chuyển dịch rõ nét theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, sử dụng các loại cây trồng có giá trị và hiệu quả kinh tế cao.

Ngày 18.8, Hội Nông dân (ND) huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) tổ chức Hội thi “Nhà nông đua tài” 2015.

Không chỉ là cán bộ Hội Nông dân (ND) năng động, nhiệt tình, anh Tôn Kế Toại còn là chủ trang trại chăn nuôi bề thế cho doanh thu mỗi năm hơn 1 tỷ đồng. Nhiều người khen anh còn trẻ mà làm tròn được cả “2 vai”- cán bộ năng động và ND giỏi.