Hơn 98% Diện Tích Lúa Hè Thu Xuống Giống Bằng Máy Sạ Hàng Kéo Tay

Phương pháp sạ hàng lúa bằng máy kéo tay là một tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp đang được nhân rộng ở huyện Cái Bè (Tiền Giang). Hiện toàn huyện có 120.000 máy sạ hàng, đáp ứng nhu cầu xuống giống cho hơn 98% diện tích lúa Hè thu.
Vụ lúa này, nông dân đã gieo sạ hơn 17 ngàn hécta, chủ yếu các giống lúa chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu. Theo nhiều nông dân cho biết, gieo sạ bằng máy sạ hàng có nhiều ưu điểm hơn so với gieo sạ truyền thống bằng tay: Tiết kiệm hơn 30% lượng lúa giống, đỡ tốn công tỉa giặm, năng suất tăng cao hơn so với phương pháp truyền thống khoảng 15 - 20%; tranh thủ được thời vụ và thuận tiện cho khâu cơ giới hóa sau thu hoạch như sử dụng máy gặt đập liên hợp.
Khi gieo lúa bằng máy sạ hàng, hạt lúa giống được phân bố khoảng cách đều và thẳng hàng. Nhờ vậy, cây lúa dễ tiếp nhận đầy đủ ánh sáng, ít cạnh tranh dinh dưỡng; giảm được sâu bệnh trên ruộng lúa; dễ đi lại làm cỏ, bón phân, phun thuốc trừ sâu, bệnh. Đặc biệt, với ruộng sản xuất lúa giống, nếu sạ theo hàng, nông dân sẽ dễ đi lại khử lẫn, hạt lúa giống sẽ tốt hơn và tỷ lệ gạo nguyên cao hơn.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ đó, tổng công suất tàu thuyền cũng tăng nhanh. Vào cuối năm 2013, tổng công suất đạt khoảng 885.000 CV thì đến cuối năm 2014 đã vượt hơn 1 triệu CV. Chất lượng tàu thuyền đánh cá ở Quảng Ngãi ngày càng hiện đại, phần nào đáp ứng được nhu cầu khai thác hải sản ở các ngư trường xa, như Hoàng Sa, Trường Sa, đem lại hiệu quả lớn.

Do nước ngọt lợ rất thích hợp thả nuôi tôm càng xanh nên 3 năm qua mô hình trồng lúa kết hợp với nuôi tôm càng xanh ở huyện Thới Bình phát triển khá mạnh. Tập trung chủ yếu ở các xã: Biển Bạch, Biển Bạch Đông, Trí Phải, Tân Bằng và xã Thới Bình. Năng suất đạt từ 150 - 200 kg/ha, với giá bán khoảng 150.000 đồng/kg, bà con thu lợi nhuận từ 15 - 25 triệu đồng/ha.

Những ngày đầu năm 2015, khí trời ấm áp sau những ngày giá buốt, trên biển có rất nhiều đàn cá, tôm, mực, ghẹ xuất hiện. Đó là tín hiệu vui cho ngư dân ven biển. Cùng vì vậy, sau những ngày ra khơi, các tàu cá trở về đầy ắp tôm cá, báo hiệu một mùa đánh bắt bội thu...

Khởi nghiệp từ nuôi cá lóc, cá rô đến nuôi ếch, nuôi rắn và anh Đặng Ngọc Sang (xã Mỹ Khánh, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) còn thành công với mô hình nuôi lươn giống. Nhờ chất lượng lươn giống tốt và sự hỗ trợ kỹ thuật cho bà con nông dân nên thương hiệu “Lươn giống Hai Đo” đã và đang lan xa trong và ngoài tỉnh.

Năm vừa qua, giá tôm ổn định ở mức cao nên có hơn 67% hộ nuôi có lãi, đặc biệt là hộ nuôi thành công đều đạt lợi nhuận trên 40% so với chi phí đầu vào. Tuy sản lượng cao nhưng mức độ tôm nuôi bị thiệt hại cao nhất trong khu vực. Đây cũng là điều mà UBND tỉnh và ngành nông nghiệp đang tập trung mọi biện pháp để giảm tỉ lệ hộ nuôi xuống dưới 20% trong vụ nuôi năm 2015.