Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hơn 98% Diện Tích Lúa Hè Thu Xuống Giống Bằng Máy Sạ Hàng Kéo Tay

Hơn 98% Diện Tích Lúa Hè Thu Xuống Giống Bằng Máy Sạ Hàng Kéo Tay
Ngày đăng: 18/07/2014

Phương pháp sạ hàng lúa bằng máy kéo tay là một tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp đang được nhân rộng ở huyện Cái Bè (Tiền Giang). Hiện toàn huyện có 120.000 máy sạ hàng, đáp ứng nhu cầu xuống giống cho hơn 98% diện tích lúa Hè thu.

Vụ lúa này, nông dân đã gieo sạ hơn 17 ngàn hécta, chủ yếu các giống lúa chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu. Theo nhiều nông dân cho biết, gieo sạ bằng máy sạ hàng có nhiều ưu điểm hơn so với gieo sạ truyền thống bằng tay: Tiết kiệm hơn 30% lượng lúa giống, đỡ tốn công tỉa giặm, năng suất tăng cao hơn so với phương pháp truyền thống khoảng 15 - 20%; tranh thủ được thời vụ và thuận tiện cho khâu cơ giới hóa sau thu hoạch như sử dụng máy gặt đập liên hợp.

Khi gieo lúa bằng máy sạ hàng, hạt lúa giống được phân bố khoảng cách đều và thẳng hàng. Nhờ vậy, cây lúa dễ tiếp nhận đầy đủ ánh sáng, ít cạnh tranh dinh dưỡng; giảm được sâu bệnh trên ruộng lúa; dễ đi lại làm cỏ, bón phân, phun thuốc trừ sâu, bệnh. Đặc biệt, với ruộng sản xuất lúa giống, nếu sạ theo hàng, nông dân sẽ dễ đi lại khử lẫn, hạt lúa giống sẽ tốt hơn và tỷ lệ gạo nguyên cao hơn.


Có thể bạn quan tâm

Đội Thủy Nông Theo Nước Phục Vụ Sản Xuất Đội Thủy Nông Theo Nước Phục Vụ Sản Xuất

Nhằm đảm bảo việc điều tiết nước phục vụ sản xuất, xã Lợi Hải (Thuận Bắc), đã thành lập Đội thủy nông theo nước (TNTN) ở các thôn trên địa bàn. Qua hoạt động, các đội đã phát huy được vai trò của mình, tạo được sự tin tưởng để bà con yên tâm sản xuất, góp phần tạo nên những vụ mùa bội thu.

18/06/2014
Lâm Sơn Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Phát Triển Kinh Tế Lâm Sơn Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Phát Triển Kinh Tế

Xã Lâm Sơn (huyện Ninh Sơn) được biết đến như “Nam Bộ thu nhỏ” với nhiều loại trái cây đặc sản như chôm chôm, măng cụt, sầu riêng… Đặc biệt, những năm gần đây, nông dân Lâm Sơn mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhiều vùng đất hoang hóa, vườn tạp cằn cỗi đã trở nên trù phú, đời sống người dân ngày càng được cải thiện.

18/06/2014
Làm Giàu Từ Nuôi Cá Ở San Thàng (Lai Châu) Làm Giàu Từ Nuôi Cá Ở San Thàng (Lai Châu)

“Từ gần 10 năm nay, bên cạnh nghề trồng rau, hoa, nuôi cá ở xã San Thàng (thành phố Lai Châu) đã trở thành một nghề. Với diện tích 65,27ha mặt nước, nhiều gia đình đã trở thành hộ khá, giàu từ phát triển kinh tế thủy sản” - chị Lò Thị Thìn, cán bộ Trạm Khuyến nông xã San Thàng cho biết.

25/11/2014
Cần Giải Pháp “Gỡ Khó” Cho Phát Triển Tôm Giống Cần Giải Pháp “Gỡ Khó” Cho Phát Triển Tôm Giống

Ông Trương Hữu Thông – Chủ tịch Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận cho biết: “Hiện nay, do giải quyết “bài toán” quy hoạch vùng nuôi tôm giống còn dang dở khiến cho các doanh nghiệp vùng tôm danh tiếng ở Tuy Phong đang đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc”.

19/06/2014
Khai Thác Nghêu Sao Cho Hài Hòa Khai Thác Nghêu Sao Cho Hài Hòa

Nghề nuôi và khai thác nghêu ở các bãi bồi ven biển là nguồn sinh kế quan trọng đối với cộng đồng dân cư ven biển. Đó là thông tin tại hội thảo “Mối liên hệ giữa rừng ngập mặn và nguồn lợi nghêu”, do Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thông qua Sáng kiến rừng ngập mặn cho tương lai (MFF) phối hợp cùng Viện Sinh học nhiệt đới (ITB) vừa tổ chức tại TP HCM.

25/11/2014