Hơn 98% Diện Tích Lúa Hè Thu Xuống Giống Bằng Máy Sạ Hàng Kéo Tay

Phương pháp sạ hàng lúa bằng máy kéo tay là một tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp đang được nhân rộng ở huyện Cái Bè (Tiền Giang). Hiện toàn huyện có 120.000 máy sạ hàng, đáp ứng nhu cầu xuống giống cho hơn 98% diện tích lúa Hè thu.
Vụ lúa này, nông dân đã gieo sạ hơn 17 ngàn hécta, chủ yếu các giống lúa chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu. Theo nhiều nông dân cho biết, gieo sạ bằng máy sạ hàng có nhiều ưu điểm hơn so với gieo sạ truyền thống bằng tay: Tiết kiệm hơn 30% lượng lúa giống, đỡ tốn công tỉa giặm, năng suất tăng cao hơn so với phương pháp truyền thống khoảng 15 - 20%; tranh thủ được thời vụ và thuận tiện cho khâu cơ giới hóa sau thu hoạch như sử dụng máy gặt đập liên hợp.
Khi gieo lúa bằng máy sạ hàng, hạt lúa giống được phân bố khoảng cách đều và thẳng hàng. Nhờ vậy, cây lúa dễ tiếp nhận đầy đủ ánh sáng, ít cạnh tranh dinh dưỡng; giảm được sâu bệnh trên ruộng lúa; dễ đi lại làm cỏ, bón phân, phun thuốc trừ sâu, bệnh. Đặc biệt, với ruộng sản xuất lúa giống, nếu sạ theo hàng, nông dân sẽ dễ đi lại khử lẫn, hạt lúa giống sẽ tốt hơn và tỷ lệ gạo nguyên cao hơn.
Có thể bạn quan tâm

Thông tin từ Trung tâm Nghiên cứu phát triển thanh long Bình Thuận, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 6 cơ sở xuất khẩu thanh long đạt VietGAP. Bao gồm, Công ty TNHH Phương Giang - Khu công nghiệp Phan Thiết; Công ty TNHH Hưng Loan, xã Hàm Hiệp;

Tại Tiền Giang, gần 1.500ha ca cao trồng xen trong vườn dừa đang bị đàn sóc hoang hoành hành, gây thiệt hại lớn cho người nông dân.

Ngày 6-12, giá dâu tây được bán ở vườn tại Đà Lạt (Lâm Đồng) chỉ còn 20.000 đồng/kg, giảm 50.000 đồng/kg so với thời điểm cách đây 2 tháng, ngoài lý do thu hoạch dâu tây chính vụ thì cái chính vẫn là do dâu tây Trung Quốc tràn ngập thị trường các tỉnh phía Bắc.

Ngoài giá heo hơi tăng thì giá gà tam hoàng gần 1 tuần nay cũng tăng nhẹ, từ 39-40 ngàn đồng/kg lên 41-42 ngàn đồng/kg.

Đến cuối năm 2013, diện tích nuôi cá nước ngọt toàn huyện Hải Lăng có 435ha, chủ yếu tập trung trên các con sông Ô Lâu, Thác Ma, Ô Giang thuộc các xã Hải Tân, Hải Sơn, Hải Chánh. Trong đó có 120 mô hình nuôi cá lồng, bè; hiệu quả nhất vẫn là mô hình cá chình lồng (28 lồng).