Hơn 90% nông dân làm lúa thu đông có lãi

Nguyên nhân thua lỗ, theo Cục Trồng trọt là do sản xuất tự phát, mới làm lần đầu và sản xuất ngoài vùng đê bao. Cụ thể, theo tính toán hiệu quả kinh tế sản xuất lúa vụ thu đông của Cục Trồng trọt, với năng suất bình quân đạt 4,22 tấn lúa khô/ha, nông dân có lời trung bình khoảng 11 triệu đồng/ha/vụ.
Mức lợi nhuận này rất hấp dẫn đối với người nông dân. Do đó, kết quả khảo sát cũng cho biết, có đến 98% nông dân được hỏi trả lời là sẽ tiếp tục làm vụ thu đông trong các năm tiếp theo, vì nếu không làm lúa vụ này thì không thể sản xuất loại gì để tăng thêm thu nhập.
So với vụ hè thu, phần lớn nông dân cho rằng, thuận lợi của vụ lúa thu đông là giá lúa cao nên có lời nhiều, chi phí ít nếu hệ thống đê bao tốt, chất lượng gạo thu đông cũng tốt hơn hè thu.
Tuy nhiên, đa số nông dân sản xuất lúa thu đông đều gặp phải những khó khăn như giá công lao động, giá vật tư tăng cao và không ổn định, lũ về sớm nếu không có đê bao chắc chắn sẽ bị mất mùa…
Do đó, để hạn chế mất mùa, cần xuống giống đồng loạt theo từng địa phương, từng cánh đồng, ngoài ra, nhiều ý kiến mong muốn Nhà nước hỗ trợ kinh phí để xây dựng và gia cố đê bao cho chắc chắn, hỗ trợ thêm chi phí bơm nước chống úng.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh có bước phát triển nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều cơ sở sản xuất giống, các trang trại, gia trại từng bước đưa công nghệ cao vào sản xuất, góp phần giải phóng sức lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Trong khi nhiều nông dân thành phố hoa đang “quay lưng” lại với cây atiso - đặc sản của Đà Lạt do giá cả bấp bênh, đầu ra thiếu ổn định, thì anh Nguyễn Trung Thành, một người con đất Sài thành lại bỏ phố lên núi để gắn bó với loại cây trồng này dưới chân núi LangBiang.

Một thống kê mới vừa được Bộ NNPTNT công bố: Riêng năm 2013, Việt Nam đã phải bỏ ra tới 12,4 tỷ USD để nhập khẩu các loại vật tư nông nghiệp bao gồm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, máy móc nông nghiệp… phục vụ sản xuất. Riêng con số này đã chiếm tới trên 40% kim ngạch xuất khẩu nông sản toàn ngành. Điều gì đang và sẽ xảy ra với nền nông nghiệp nước ta?

Sau này, khi lên Tây Bắc, tôi thấy bà con dân tộc trên này dùng phổ biến tô mộc để cho vào nước uống. Họ chẻ và băm gỗ tô mộc thành những mảnh nhỏ và đựng trong một ống tre để ở bàn nước. Khi pha trà, họ lấy 1 vài mảnh gỗ tô mộc đó và cho vào ấm cùng với chè.

Lạng Sơn có 6 loại cây ăn quả mũi nhọn trong giảm nghèo và làm giàu là na, hồng, quýt, đào, nhãn, vải thiều. Các chương trình tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng CSXH đã giúp nhiều hộ nông dân xứ Lạng mở rộng diện tích, cải tạo vườn cây ăn quả.