Hơn 300 tàu cá được cấp giấy chứng nhận hoạt động trong hồ Dầu Tiếng

Các tàu cá được đăng ký đa phần là loại tàu vỏ Composite, một số ít là vỏ gỗ.
Đa số ngư dân hoạt động chủ yếu trên địa phận huyện Dương Minh Châu, với các bến khai thác như Phước Minh, Phước Ninh, Suối Đá và Thị trấn; nghề đăng ký là giăng lưới, câu, lưới bén, lưới thưa…
Một cán bộ Chi cục Thủy sản Tây Ninh cho biết, việc cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tàu cá là để kiểm soát phương tiện khai thác theo quy định.
Chi cục Thủy sản cũng cho biết, tình hình sử dụng ngư cụ cấm để khai thác thủy sản trong hồ Dầu Tiếng có chiều hướng phát sinh phức tạp.
Trong tháng 10.2015, Chi cục Thủy sản phối hợp với các đơn vị tiêu huỷ 500 mét dớn, bắt giữ 1 ghe lưới.
Có thể bạn quan tâm

Tại Đăk Lăk, nơi chiếm giữ 1/3 diện tích cà phê cả nước, tái canh vẫn đang là chuyện của riêng nông dân, trong khi doanh nghiệp, chính quyền còn đứng ngoài cuộc.

Với sản lượng tôm thu được từ đánh bắt và nuôi trồng hơn 15 ngàn tấn, tăng 7% so với cùng kỳ, nguồn tôm nguyên liệu cung ứng cho các nhà máy chế biến thủy sản của Bạc Liêu đã giảm căng thẳng so với tháng 1-2013. Các nhà máy chế biến xuất khẩu được hơn 3.640 tấn, đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 30 triệu USD, riêng tháng 2 xuất khẩu thủy sản đạt trên 16 triệu USD, cao nhất trong vài năm trở lại đây.

Sinh ra và lớn lên ở thủ phủ của nhãn lồng Khoái Châu (Hưng Yên), Chu Văn Vang đã dành tình yêu của mình cho cây nhãn. 15 tuổi, Vang đã bắt tay vào ươm, nhân giống, quyết tâm không để giống nhãn quý của quê hương mình bị mai một.

Bệnh bại huyết: Cá bệnh bề ngoài trông bình thường hoặc phía dưới lớp vảy ở vùng bụng bị xung huyết chuyển thành màu hồng, khi giải phẫu cá mắc bệnh thấy bên trong ứa ra máu loãng, các nội tạng có những đốm tụ huyết. Loại bệnh này do vi khuẩn Aeromonas gây nên.

Một nghịch lý đang xảy ra khiến hàng ngàn nông dân trồng lúa chất lượng cao lo âu và “khóc ròng” vì thương lái và doanh nghiệp chỉ mua lúa... chất lượng thấp.