Hơn 300 tàu cá được cấp giấy chứng nhận hoạt động trong hồ Dầu Tiếng

Các tàu cá được đăng ký đa phần là loại tàu vỏ Composite, một số ít là vỏ gỗ.
Đa số ngư dân hoạt động chủ yếu trên địa phận huyện Dương Minh Châu, với các bến khai thác như Phước Minh, Phước Ninh, Suối Đá và Thị trấn; nghề đăng ký là giăng lưới, câu, lưới bén, lưới thưa…
Một cán bộ Chi cục Thủy sản Tây Ninh cho biết, việc cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tàu cá là để kiểm soát phương tiện khai thác theo quy định.
Chi cục Thủy sản cũng cho biết, tình hình sử dụng ngư cụ cấm để khai thác thủy sản trong hồ Dầu Tiếng có chiều hướng phát sinh phức tạp.
Trong tháng 10.2015, Chi cục Thủy sản phối hợp với các đơn vị tiêu huỷ 500 mét dớn, bắt giữ 1 ghe lưới.
Có thể bạn quan tâm

Gần một trăm hộ nuôi cá lồng trên sông ở Hà Tĩnh bỗng chốc "trắng tay" vì cá chết hàng loạt sau đợt mưa lũ vừa qua. Theo thống kê ban đầu, tổng thiệt hại hơn 6 tỉ đồng.

Trong suốt một tuần qua (từ cuối tháng 9 đến nay - 4.10), hàng trăm hộ dân vùng chè Cầu Đất (Xuân Trường, Đà Lạt, Lâm Đồng) - vùng trà ô long số một của Việt Nam, phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi tìm nơi tiêu thụ chè ô long nguyên liệu.

Bí quyết để người nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Khánh Hòa thu lãi hàng trăm triệu đồng, thậm chí lên đến cả tỷ đồng mỗi năm là nhờ áp dụng công nghệ cao trong nuôi trồng.

Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) cho biết, Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển nghề nuôi, chế biến và xuất khẩu cá rô phi.

“Bây giờ dịch bệnh dữ lắm nên 3 ngày là tôi pha trộn 3-4 thứ thuốc để phun một lần, và sau mỗi lần phun là tôi đổi thuốc mới để tránh bị “lờn”… thuốc” - anh Lê Văn Kề (ấp Long Bình, Long Kiến, Chợ Mới, An Giang) khiến chúng tôi chết lặng khi cho biết quy trình thu hoạch ớt là 4 ngày/lần.