Hơn 300 Nông Dân Tham Gia Dự Án Chuỗi Giá Trị Sản Xuất Lúa Gạo Ở Long Mỹ (Hậu Giang)

Cuối tuần qua, tại thị trấn Long Mỹ, Sở NN&PTNT tỉnh phối hợp với Công ty Bayer Việt Nam tổ chức ra mắt dự án chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo tỉnh Hậu Giang thuộc cánh đồng mẫu của thị trấn Long Mỹ, huyện Long Mỹ.
Dự án nhằm giúp nông dân nâng cao kiến thức canh tác lúa, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận, nhất là làm thay đổi tư duy canh tác như: Sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng tương đương, có sổ theo dõi ghi chép, tổng kết đánh giá hiệu quả sau một vụ canh tác.
Đặc biệt, có sự tham gia của các doanh nghiệp trong việc cung ứng vật tư nông nghiệp và thu mua sản phẩm, làm tăng chuỗi giá trị hạt gạo mang lợi ích cho người trồng lúa. Theo đó, Công ty Bayer Việt Nam sẽ phối hợp với ngành nông nghiệp địa phương hỗ trợ và hướng dẫn nông dân cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn hiệu quả, kỹ thuật canh tác lúa từ khi gieo sạ đến thu hoạch, tìm doanh nghiệp hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho người dân thuộc cánh đồng mẫu. Hiện dự án có hơn 300 nông dân đăng ký tham gia.
Có thể bạn quan tâm

Vụ xuân 2012, hợp tác xã nông nghiệp thôn Ngô Cương (xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình) đã triển khai gieo trồng 21 mẫu bí đỏ siêu cao sản (siêu hạt).

Nhuyễn thể hai mảnh vỏ vốn được xem là thế mạnh thứ ba của thủy sản Việt Nam. Nhưng theo số liệu tính đến ngày 15/4/2012 của VASEP thì đến thời điểm này thế mạnh thứ ba ấy chưa thật sự phát huy.

Hiện nay, tại vùng nuôi tôm tập trung của xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) ở các thôn Phan Hiền, Huỳnh Thượng, Huỳnh Xá Hạ dịch bệnh đã bắt đầu phát sinh và lây lan nhanh chóng. Chỉ từ một ít hồ nuôi tôm bị nhiễm bệnh ban đầu, đến nay trên toàn địa bàn đã có 53 hồ với tổng diện tích trên 22 ha bị nhiễm bệnh gây thiệt hại trên 500 triệu đồng cho các hộ nuôi tôm.

Là một tỉnh miền núi có rất nhiều lợi thế về đồng cỏ, nghề nuôi dê ở Tuyên Quang hình thành từ lâu, nhưng mới chỉ dừng lại ở phương thức nuôi quảng canh, chăn thả tự do. Năm 2009, Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang đã triển khai dự án Dự án nuôi dê lai tập trung và phân tán. Sau 4 năm thực hiện, đến nay đàn dê đã được cải tạo, nhiều gia đình đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần thay đổi tập quán chăn nuôi theo lối quảng canh, thả rong của bà con.

Dạy cho chính những người nông dân thực thụ cách trồng lúa đúng quy trình, chăm sóc lúa đúng cách... Đó là hình thức dạy nghề tại chỗ rất hiệu quả cho bà con nông dân ở xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội).