An Giang thực hiện chuỗi liên kết giúp gỡ khó cho cá tra xuất khẩu

Với quy mô dự án có tổng diện tích mặt nước thực hiện dự án là 41,5 ha (trong đó vùng nuôi cá nguyên liệu của doanh nghiệp là 18,6 ha, thực hiện lien kết với 8 hộ nông dân nuôi cá là 22,95 ha), tổng nguồn vốn vay để thực hiện dự án là 234,7 tỷ đồng.
Với phương thức ngân hàng thương mại cho vay đến hộ nông dân liên kết để đầu tư thức ăn nuôi cá, thông qua việc giải ngân đến đơn vị cung ứng thức ăn cho cá theo từng đơn đặt hàng do Trung tâm chuỗi lien kết xác nhận.
Công ty Thuận An thực hiện bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch cho nông dân theo giá thị trường tại thời điểm và thực hiện thanh toán ngay cho nông dân phần chênh lệch, sau khi trừ số tiền vốn do ngân hàng thương mại đã đầu tư tiền thức ăn cho hộ nông dân trong vụ nuôi cá, thời gian hoàn thành chu kỳ nuôi cá là 10 tháng.
Dự án chuỗi liên kết đã chính thức đi vào thực hiện từ tháng 8/2014, đến nay đã triển khai thả cá giống trên diện tích mặt nước là 36 ha (trong 47 ao thả cá), đạt 86,6% so kế hoạch dự án. Trong đó vùng nuôi của Công ty Thuận An đã thả cá trên diện tích 18,6 ha, và 8 hộ lien kết đã thả cá được 17,4 ha diện tích mặt nước. Đồng thời các ngân hàng thương mại đã tiến hành giải ngân được 205,8 tỷ đồng, đạt 87,7% so hạn mức tín dụng của dự án.nuôi.
Tính đến thời điểm tháng 4/2015, đã thu hoạch được 18 ao, với tổng sản lượng đạt 5.523 tấn, đạt 42,3% so kế hoạch dự án, trong đó 8 ao nuôi cá của 4 hộ liên kết với sản lượng 1.765 tấn, và có 9 ao thu hoạch thuộc vùng nuôi của Công ty Thuận An, với sản lượng 3.662 tấn. Kích cở cá thu hoạch từ 0,7 Kg đến 0,9 Kg/ con, hệ số tiêu hao thức ăn bình quân 1,56, tổng giá trị cá đã thu hoạch đạt 135 tỷ đồng, hiện Công ty đã thực hiện việc bao tiêu sản lượng cá theo đơn giá thị trường tại thời điểm mua.
Qua kết quả so sánh số liệu về chi phí đầu tư, cho thấy giá thành nuôi cá của hộ nuôi có tham gia mô hình chuỗi lien kết giảm 500 đồng/ kg, so với hộ nuôi chưa tham gia chuỗi lien kết, mỗi Kg cá thương phẩm có mức lãi từ 1.500 đồng đến 2.000 đồng, trung bình người nuôi có lãi khoảng từ 480 triệu đồng đến 640 triệu đồng/ha/vụ.
Đây là chuỗi liên kết sản xuất cá tra, chế biến, xuất khẩu được triển khai chặt chẽ lien kết dọc (Doanh nghiệp - người nuôi - ngân hàng), và liên kết ngang (Giữa đơn vị cung ứng thức ăn - người nuôi - doanh nghiệp - ngân hàng), cho kết quả đạt hiệu quả tốt so với ngoài vùng dự án và giải quyết được vấn đề còn tồn tại hiện nay trong việc nuôi cá tra xuất khẩu là vốn nuôi và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời có khả năng nhân rộng để phát triển nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT), đến giữa tháng 6, dịch bệnh trên tôm ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã gây thiệt hại trên 35.000ha và đang diễn biến rất phức tạp.

Ngày 6.4, ông Nguyễn Văn Hải, cán bộ khuyến ngư xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước (Bình Định), cho biết: UBND xã Phước Thắng mới nhận được công văn của Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam về việc hỗ trợ thiệt hại cho khách hàng thôn Đông Điền, xã Phước Thắng. Theo đó, căn cứ vào đánh giá mức độ thiệt hại của 26 hộ nuôi tôm thuộc thôn Đông Điền (từ 74% đến 100%), Công ty C.P quyết định hỗ trợ cho mỗi khách hàng 50% trên tổng số tôm giống mua từ trại giống Công ty C.P - chi nhánh Bình Định 3…

Hào hứng báo cáo diện tích dừa tăng nhanh, sản lượng tăng, rồi lại loay hoay tìm cách đối phó khi dừa rớt giá, cách ứng phó tình thế xem ra chưa làm cho người trồng dừa an tâm. Trong khi đó, hiệp hội Dừa châu Á – Thái Bình Dương (APCC) đã nhiều lần gợi ý Việt Nam cần có một chiến lược phát triển rõ ràng cho ngành công nghiệp dừa, tạo nên chuỗi giá trị gia tăng cho cây dừa.

Nhờ biết cách cho động vật hoang dã sinh sản, Trang trại thủy sản Sơn Ca, do anh Đoàn Kim Sơn làm chủ, ở số 64/6D, ấp Chánh 1, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TPHCM, chuyên cung cấp giống: Kỳ đà, lươn, rắn ri voi, rắn ráo trâu, chồn hương, cho thị trường, một năm thu lãi hàng tỷ đồng.

Theo Sở NNPTNT Thanh Hóa, sau nhiều năm tích cực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đến nay toàn tỉnh có gần 530ha sản xuất hạt giống lúa lai F1. Năm 2011, năng suất bình quân đạt 15 - 21 tạ/ha, lượng hạt giống sản xuất ra hàng năm đáp ứng trên 30% nhu cầu, giảm lượng hạt giống phải nhập khẩu.