Hơn 28 Ha Rừng Phòng Hộ Chết Khô Chưa Rõ Nguyên Nhân

Trà Vinh hiện có hơn 340 hecta rừng Phi lao phòng hộ ven biển, nằm trên địa bàn các xã: Trường Long Hòa, Hiệp Thạnh, Dân Thành, Đông Hải của huyện Duyên Hải và Mỹ Long Nam của huyện Cầu Ngang. Hiên nay hơn 28 hecta rừng phi lao tại xã Đông Hải, huyện Duyên Hải đang bị chết khô mà vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể và cách phòng trị.
Ông Trương Minh Hải, người dân giữ rừng tại ấp Hồ Thùng, xã Đông Hải từ nhiều năm nay cho biết, diện tích rừng phi lao ông đang canh giữ đã xuất hiện tình trạng cây chết khô trên ngọn từ năm 2012 đến nay. Nếu như năm đầu, rừng chết từng cụm thì năm sau, diện tích thiệt hại càng lúc lan rộng. Ông chia sẻ: “Dấu hiệu của nó là vô đầu mùa mưa đó, lúc nó hạn dữ rồi đó bắt đầu vô mùa mưa nó vàng đầu trên ngọn từ từ xuống nó chết từng vùng. Năm nay nó chết nhiều hơn 2012. Khu tui giữ và quản lý là nó chết từ 2012, khoảng 200 mấy chục hecta của 10 mấy hộ … Nhỏ lớn nó cũng chết hết chứ không phải cây to cái rễ đảm bảo là nó không chết đâu, nó cũng chết luôn”.
Không riêng gì diện tích rừng của ông Hải, mà hàng loạt khu rừng lân cận khác kéo dài đến Dân Thành cũng chết trên diện rộng. Qua khảo sát, có trên 28,7 hecta phi lao bị chết khô đồng loạt. Hiện tượng ban đầu là cây chết từ ngọn xuống, trên thân vẫn chưa phát hiện vết bệnh cũng như sâu gây hại. Phần lá ban đầu héo rũ kéo dài từ 5-7 ngày sau đó khô lại. Hầu hết các rễ phụ hư trên 95%, vỏ rễ bong ra. Điều đáng quan tâm là diện tích phi lao chết đều từ 10 – 12 năm tuổi trở lên.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh Trà Vinh đã lấy mẫu và gửi về Viện Cây ăn quả miền Nam và Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam xác định tác nhân gây hại nhưng vẫn chưa có kết quả chính xác. Ông Hứa Chiến Thắng - Hạt phó Hạt Kiểm lâm huyện Duyên Hải cho biết thêm: “Cũng được sự chỉ đạo của lãnh đạo Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn chỉ đạo cho Chi cục Kiểm lâm phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tiến hành lấy mẫu, thân cây và mẫu đất để xác định nguyên nhân, nhưng cho đến nay thì các ngành chức năng cũng chưa trả lời và cũng chưa xử lý số lượng cây chết ”.
Rừng chết do đâu?, đang là câu hỏi đặt ra đối với ngành Nông nghiệp và cũng là nỗi lo của nhiều nông dân gắn bó với rừng. Hiện nay, Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh Trà Vinh đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng liên quan trong công tác điều tra, nắm tình hình diễn biến sâu bệnh để đưa ra giải pháp phòng trừ tối ưu nhất.
Nguồn bài viết: http://travinhtv.vn/thtv/detail/2320/duyen-hai-hon-28-ha-rung-phong-ho-chet-kho-chua-ro-nguyen-nhan/51.thtv
Có thể bạn quan tâm

Theo đó, giai đoạn 2014 - 2016, từ nguồn vốn tín dụng, vốn ngân sách T.Ư, địa phương và vốn huy động khác, Quảng Ngãi đầu tư hơn 6.000 tỉ đồng để phát triển thủy sản. Trong đó, đầu tư hơn 2.434 tỉ đồng xây dựng 6 dự án hạ tầng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão...

Ngày 25/9, Văn phòng UBND tỉnh Bình Định cho biết Chủ tịch UBND tỉnh đã có ý kiến bằng văn bản về việc tiếp tục thực hiện triển khai thí điểm mô hình khai thác - bảo quản - thu mua - xuất khẩu cá ngừ theo chuỗi sang thị trường Nhật Bản.

Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020, huyện Bình Đại đã cụ thể hóa bằng Kế hoạch số 1107, ngày 22-5-2014 xác định thủy sản là then chốt để tập trung tái cơ cấu.

Thủy sản Alaska đã được XK đến nền kinh tế lớn nhất Nam Mỹ qua trung gian Bồ Đào Nha và Na Uy, trong khi XK trực tiếp còn hạn chế. Từ khi chương trình kết nối người mua và người bán được Viện tiếp thị thủy sản Alaska thực hiện năm 2011, NK thủy sản Alaska của Brazil tăng đáng kể.

Kể từ đầu tháng 7, giá tôm đã tăng do nhu cầu từ các thị trường phương Tây tăng trở lại. Nhu cầu NK từ Nhật Bản vẫn còn chậm. Trong quý I/2014, sản lượng tôm nuôi trên toàn thế giới vẫn thấp hơn mức dự kiến. Tuy nhiên, NK vào các thị trường Mỹ và EU tăng lên. Sản lượng tôm nói chung ở mức thấp đã đẩy giá tôm tăng lên. Trong khi đó, các nước Đông Nam Á tiếp tục tăng cường nguồn cung tôm nguyên liệu thông qua NK từ Nam Á và Mỹ Latinh.