Hơn 25 Ha Tôm Nuôi Bị Chết Do Sốc Nước

Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên), trong 2 ngày qua đã có hơn 25ha tôm nuôi bị chết do sốc nước. Phần lớn trong số này, tôm được thả nuôi theo phương pháp hồ hở, tập trung ở các xã An Cư, An Hòa và An Hiệp, nơi có nhiều đợt mưa lớn xảy ra trong các ngày 11 và 12/5.
Do thời tiết nắng nóng diễn ra trong thời gian dài nên khi gặp mưa lớn, nhiệt độ trong hồ nuôi xuống thấp đột ngột và xảy ra tình trạng nguồn nước trong hồ nuôi bị ngọt hóa. Vì vậy, nhiều diện tích tôm nuôi đã được 15 đến 30 ngày tuổi bị chết, do không kịp thích ứng với môi trường và nhiệt độ nước trong hồ nuôi.
Từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh xảy ra trên tôm nuôi ở huyện Tuy An diễn biến khá phức tạp, gây nhiều bất lợi đối với các hộ nuôi tôm. Toàn huyện đã thả nuôi được 390ha tôm, trong đó có 310ha tôm thẻ, 80ha tôm sú thì có hơn 164ha tôm nuôi bị dịch bệnh, làm mất trắng hơn 63ha.
Có thể bạn quan tâm

Để thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Hóc Môn (TPHCM) chuyển đổi cây trồng vật nuôi có hiệu quả thấp sang hiệu quả cao, UBND huyện Hóc Môn đã thực hiện chương trình chuyển đổi từ đất trồng lúa năng suất thấp sang trồng rau có giá trị cao, cung cấp sản phẩm rau an toàn cho thị trường thành phố.

Tỉnh An Giang thực hiện chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau màu do Công ty Cổ phần rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) đầu tư liên kết, hợp tác với nông dân trồng rau màu trong tỉnh, đã góp phần nâng giá trị sản xuất, khai thác đất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, và tạo được nguồn hàng phong phú phục vụ cho xuất khẩu.

Điểm mới nhất của chương trình sản xuất hàng hóa chất lượng cao (CLC) năm 2015 là việc TP Hà Nội chuyển giao về các huyện triển khai. Hiệu quả của chương trình trong 5 năm qua đã trở thành động lực thúc đẩy các địa phương tiếp tục mở rộng diện tích với nhiều giống lúa cho năng suất và chất lượng hơn.

Nhằm tiết kiệm nguồn nước cũng như để duy trì sản xuất trong mùa khô hạn, nhiều nông dân ở thôn Sơn Hải 2 (xã Phước Dinh, Thuận Nam, Ninh Thuận) đã chủ động lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm, nhờ đó nhiều diện tích đất trước đây vào mùa khô thường bỏ hoang hoặc cho năng suất cây trồng thấp, nay đã được đưa vào sản xuất mang lại hiệu quả.

Thực hiện kế hoạch chuyển đổi 642 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại màu, đến nay huyện Tiểu Cần đã chuyển đổi được 141ha đất giồng cát, đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng 02 vụ màu – 01 vụ lúa, hoặc chuyên sản xuất cây màu, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân tại các khu vực này.