Hơn 25 Ha Tôm Nuôi Bị Chết Do Sốc Nước

Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên), trong 2 ngày qua đã có hơn 25ha tôm nuôi bị chết do sốc nước. Phần lớn trong số này, tôm được thả nuôi theo phương pháp hồ hở, tập trung ở các xã An Cư, An Hòa và An Hiệp, nơi có nhiều đợt mưa lớn xảy ra trong các ngày 11 và 12/5.
Do thời tiết nắng nóng diễn ra trong thời gian dài nên khi gặp mưa lớn, nhiệt độ trong hồ nuôi xuống thấp đột ngột và xảy ra tình trạng nguồn nước trong hồ nuôi bị ngọt hóa. Vì vậy, nhiều diện tích tôm nuôi đã được 15 đến 30 ngày tuổi bị chết, do không kịp thích ứng với môi trường và nhiệt độ nước trong hồ nuôi.
Từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh xảy ra trên tôm nuôi ở huyện Tuy An diễn biến khá phức tạp, gây nhiều bất lợi đối với các hộ nuôi tôm. Toàn huyện đã thả nuôi được 390ha tôm, trong đó có 310ha tôm thẻ, 80ha tôm sú thì có hơn 164ha tôm nuôi bị dịch bệnh, làm mất trắng hơn 63ha.
Có thể bạn quan tâm

Đến ngày 3-7, Phú Thọ đã gieo cấy được gần 30.000ha lúa mùa. Gieo trồng cây màu: Ngô 2.548 ha; lạc 795 ha; đỗ tương 300 ha; rau 2.006,1 ha.

Lúa tái sinh, lúa chét, lúa gie… tùy theo cách gọi của từng địa phương, nhưng đều có đặc điểm chung là tận dụng ruộng đã thu hoạch vụ trước, chăm sóc để cây lúa tái sinh, sau khoảng 40-45 ngày thì thu hoạch. Tuy năng suất không cao bằng lúa chính vụ, nhưng với khoảng thời gian ngắn, lại không phải đầu tư giống, công gieo cấy, mỗi sào chỉ bón ít phân là cho thu hoạch.

Như đã thành thông lệ, cứ vào những ngày cuối tuần, du khách trong và ngoài tỉnh Lạng Sơn lại nô nức kéo lên tham quan nghỉ dưỡng tại Khu du lịch Mẫu Sơn (DLMS).

Mấy ngày gần đây, thương lái từ các tỉnh phía Bắc vào Đồng Nai lùng mua heo mỡ có cân nặng từ 110 kg/con trở lên, kéo giá heo hơi tăng theo.

Theo thống kê của ngành lâm nghiệp tỉnh, năm 2010, Lào Cai có 7.785 ha sắn, đến cuối năm 2012 diện tích tăng lên là 9.305 ha sắn và trong năm 2013, con số này được đánh giá là tương đương.