Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hơn 24.000 Ha Nuôi Tôm Mất Trắng Vì Dịch Bệnh

Hơn 24.000 Ha Nuôi Tôm Mất Trắng Vì Dịch Bệnh
Ngày đăng: 30/07/2014

Trong đó, Sóc Trăng và Trà Vinh là hai tỉnh có diện tích bị dịch bệnh lớn nhất chiếm hơn 50%.

Đó là thông tin được Ông Trần Đình Luân, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) đưa ra tại Hội nghị Sơ kết nuôi tôm nước lợ 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch nửa cuối năm 2014 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức sáng 29-7 tại TP.HCM.

Ông Luân cho biết, tính từ đầu năm 2014 đến nay, có trên 24.000ha nuôi tôm bị thiệt hại chủ yếu bị bệnh đốm trắng, bệnh hoại tử gan tụy xảy ra ở 20 tỉnh thành ven biển. Trong đó, Sóc Trăng và Trà Vinh là hai tỉnh có diện tích bị dịch bệnh lớn nhất chiếm hơn 50%. Ngoài ra có hơn 16.000 lồng nuôi tôm hùm tại Khánh Hòa và Phú Yên cũng thiệt hại vì dịch bệnh.

Theo ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, do hầu hết các tỉnh thực hiện sản xuất không đúng quy hoạch, người dân tự ý chuyển đổi diện tích nông  nghiệp sang nuôi trồng thủy sản nhưng lại không đầu tư hạ tầng nên môi trường ô nhiễm, xảy ra dịch bệnh. Ngoài ra, do hộ nuôi nhỏ lẻ nhiều, không chú trọng công tác xử lý nước đầu nguồn, xử lý nước thải nên thủy sản chết.

Qua kiểm tra tại các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu hầu như 100% cơ sở nuôi nhỏ, lẻ không có ao lắng, không xử lý ao nuôi. Đặc biệt việc lạm dụng thuốc, hóa chất cấm làm thuốc thú y rất phổ biến. Vì vậy dịch bệnh xảy ra trầm trọng ở các tỉnh này.


Có thể bạn quan tâm

Sản lượng tôm sú nuôi theo công nghệ chế phẩm sinh học tăng 20% so với mô hình nuôi thông thường Sản lượng tôm sú nuôi theo công nghệ chế phẩm sinh học tăng 20% so với mô hình nuôi thông thường

Ông Nguyễn Hoàng Hồng, Chủ tịch Hội Nông dân phường 12, TP. Vũng Tàu cho biết, hiện phường 12 có 28 hộ nuôi tôm sú theo mô hình ứng dụng công nghệ chế phẩm sinh học trên diện tích nuôi 59ha

06/10/2015
Mùa bắt cá suối ở Sa Pa Mùa bắt cá suối ở Sa Pa

Không sử dụng kích điện, chất nổ hay thuốc độc, người dân khu vực xã Trung Chải (Sa Pa) đánh bắt bằng phương pháp thủ công là dùng vợt và lưới để bắt cá.

06/10/2015
Theo tàu đánh bắt cá cơm Theo tàu đánh bắt cá cơm

Một đêm theo tàu ra biển đánh bắt cá cơm, chúng tôi chứng kiến những vất vả và sự bấp bênh bám nghề của các ngư dân...

06/10/2015
Thiếu nguyên liệu đầu vào gây khó khăn trong chế biến thủy sản ở huyện Tĩnh Gia Thanh Hóa Thiếu nguyên liệu đầu vào gây khó khăn trong chế biến thủy sản ở huyện Tĩnh Gia Thanh Hóa

Với 42,5km bờ biển và 3 cửa lạch lớn: Hà Nẫm, Lạch Bạng, Lạch Ghép nên hoạt động khai thác hải sản trên biển lẫn nuôi trồng nước lợ của Tĩnh Gia khá phát triển.

06/10/2015
Phát triển kinh tế từ nuôi gà Móng Tiên Phong Phát triển kinh tế từ nuôi gà Móng Tiên Phong

Phát huy thế mạnh giống gà Móng quý hiếm bản địa, bác Trần Xuân Xưởng ở Tiên Phong, huyện Duy Tiên, Hà Nam có thâm niên mấy chục năm nay nuôi giống gà này để phát triển kinh tế gia đình.

06/10/2015