Hơn 24.000 Ha Nuôi Tôm Mất Trắng Vì Dịch Bệnh

Trong đó, Sóc Trăng và Trà Vinh là hai tỉnh có diện tích bị dịch bệnh lớn nhất chiếm hơn 50%.
Đó là thông tin được Ông Trần Đình Luân, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) đưa ra tại Hội nghị Sơ kết nuôi tôm nước lợ 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch nửa cuối năm 2014 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức sáng 29-7 tại TP.HCM.
Ông Luân cho biết, tính từ đầu năm 2014 đến nay, có trên 24.000ha nuôi tôm bị thiệt hại chủ yếu bị bệnh đốm trắng, bệnh hoại tử gan tụy xảy ra ở 20 tỉnh thành ven biển. Trong đó, Sóc Trăng và Trà Vinh là hai tỉnh có diện tích bị dịch bệnh lớn nhất chiếm hơn 50%. Ngoài ra có hơn 16.000 lồng nuôi tôm hùm tại Khánh Hòa và Phú Yên cũng thiệt hại vì dịch bệnh.
Theo ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, do hầu hết các tỉnh thực hiện sản xuất không đúng quy hoạch, người dân tự ý chuyển đổi diện tích nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản nhưng lại không đầu tư hạ tầng nên môi trường ô nhiễm, xảy ra dịch bệnh. Ngoài ra, do hộ nuôi nhỏ lẻ nhiều, không chú trọng công tác xử lý nước đầu nguồn, xử lý nước thải nên thủy sản chết.
Qua kiểm tra tại các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu hầu như 100% cơ sở nuôi nhỏ, lẻ không có ao lắng, không xử lý ao nuôi. Đặc biệt việc lạm dụng thuốc, hóa chất cấm làm thuốc thú y rất phổ biến. Vì vậy dịch bệnh xảy ra trầm trọng ở các tỉnh này.
Có thể bạn quan tâm

Tổng thống Indonesia có thể buộc phải thất hứa bởi các nhà phân tích nhận định Indonesia có thể phải nhập khẩu 1,6 triệu tấn gạo trong năm nay do giá trong nước tăng và El Nino đe dọa mất mùa.

Trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu (XK) cao su đạt 330 nghìn tấn, giá trị đạt 475 triệu USD, tăng hơn 30% về khối lượng nhưng giảm gần 3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

Hiện tại hầu hết các tỉnh khu vực phía Nam, người dân trồng mía đang thu hẹp diện tích trồng, chuyển đổi dần một phần diện tích mía sang các cây trồng khác nhằm tránh thua lỗ kéo dài suốt 4 năm qua.

Dồn dập những tin không vui đến với ngành cà phê khi xuất khẩu sụt giảm 40%, giá chạm mức thấp nhất nhiều tháng, nắng nóng và khô hạn, trong bối cảnh đất đai trở nên bạc màu và nguồn nước dần cạn kiệt do ảnh hưởng của nạn phá rừng và mấy thập kỷ tăng mạnh diện tích trồng.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong quý I/2015, một trong những mặt hàng giảm mạnh nhất về kim ngạch xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ là gạo. Nguyên nhân lớn là do sản xuất nông nghiệp của Thổ Nhĩ Kỳ đã dần hồi phục sau một năm hạn hán.