Hơn 2,8 ha hành tím được bao tiêu

Theo đó, để được bao tiêu hành tím và cà chua thì bà con nông dân phải canh tác đúng theo quy trình bón, tưới phân chuyên dùng chống bạc màu, dưỡng cây NPK 11-8-25 do Công ty cổ phần phân bón Sài Gòn Me Kong - Chi nhánh Cần Thơ sản xuất.
Theo điều 4 của hợp đồng bao tiêu này thì giá cả và phương thức thanh toán như sau: Giá bao tiêu tối thiểu là 8.000 đồng/kg đối với cả hành tím và cà chua loại I;
Trong trường hợp tại thời điểm thu mua, nếu giá thị trường cao hơn mức giá tối thiểu thì bên Công ty TNHH MTV T16 Việt Nam có trách nhiệm mua theo giá thị trường.
Giá thị trường được thống nhất là giá mua của thương lái tại thời điểm hiện tại.
Hành tím của HTX Vĩnh Châu sẽ được Công ty TNHH MTV T16 Việt Nam ký hợp đồng bao tiêu.
Được biết, Công ty TNHH MTV T16 Việt Nam có trụ sở chính tại 44A2 - Nguyễn Đức Cảnh, phường Cái Khế, Quận Ninh Kiều (TP.
Cần Thơ) là doanh nghiệp chuyên cung cấp các mặt hàng nông sản vào hệ thống siêu thị.
Với việc ký hợp đồng bao tiêu với bà con trồng hành tím thì đây thực sự là tín hiệu vui cho nông dân trồng hành ở thị xã Vĩnh Châu.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi ngành chăn nuôi lao đao vì giá cả bấp bênh, vì dịch bệnh thì riêng chăn nuôi bò lai nông dân ít gặp rủi ro, giá cả luôn ổn định, trở thành mũi nhọn kinh tế cho nhà nông hiện nay.

Ông Lê Văn Dũng, SN 1955, hiện ở ấp Long An B, xã Phú Thọ là người tiên phong của huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp nuôi cá thác lát cườm ghép cá sặc rằn trong ao thành công.

Trước tình hình giá mía bấp bênh như hiện nay, việc chuyển đổi một phần diện tích mía nằm ngoài vùng đê bao và vùng trũng sang trồng bưởi Năm Roi và chanh không hạt sẽ là hướng đi mới cho người trồng mía Phụng Hiệp (Hậu Giang). Theo đó, vùng nguyên liệu dự kiến bước đầu sẽ được triển khai thí điểm khoảng 50ha bưởi Năm Roi và chanh không hạt.

Ở xã Trà Giác (Bắc Trà My), nhắc đến Chủ tịch Hội Nông dân xã A Lăng Má, nhân dân địa phương coi anh như “chiếc phao” giúp đồng bào thoát nghèo.

Từ năm 2007 đến nay vợ chồng anh Sáu Phù Sa ở xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn liên tục trồng 10 sào sen ở đầm Mông Lãnh. Từ lúc chuyên canh sen, cuộc sống của gia đình anh không còn khó khăn như trước. Anh Sáu cho biết, những năm qua nhờ nguồn nước không bị nhiễm bẩn, củ giống chất lượng cao nên lứa sen nào cũng bội thu.