Hơn 17 Ha Diện Tích Nuôi Tôm Bị Bệnh Đốm Trắng Ở Hà Tĩnh

Theo báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh Hà Tĩnh đến nay toàn tỉnh có 17,16 ha diện tích nuôi tôm bị bệnh đốm trắng tại hai huyện Kỳ Anh và Lộc Hà, thiệt hại hơn 400 vạn con giống.
Bà Đặng Thị Thu Hoàn – Chi cục phó Chi Cục thú y tỉnh cho biết: Từ ngày 3/5 bệnh đốm trắng ở tôm xuất hiện đầu tiên tại hộ Lê Thị Hạnh, thuộc vùng nuôi Đồng Khẩu, xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh với diện tích 0,4 ha, số giống thiệt hại 6 vạn con. Sau đó, xuất hiện thêm tại 7 vùng nuôi tôm thuộc các huyện Kỳ Anh và Lộc Hà của 24 hộ có diện tích nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng.
Bước vào vụ nuôi thời tiết bất thuận, mưa nắng thất thường cùng với việc cải tạo ao đầm chưa đảm bảo theo đúng quy trình; nguồn tôm giống thả nuôi kém chất lượng có thể là nguyên nhân đến dịch bệnh. Mặt khác, nước cấp vào ao nuôi được lấy trực tiếp từ sông vào không qua xử lý; trong ao nuôi tôm còn có một số loài giáp xác tự nhiên như tôm rảo, cua, còng ..là các vật chủ trung gian thường mang mầm bệnh đốm trắng.
Ngay sau khi phát hiện dịch bệnh ở tôm, Chi cục thú y tỉnh đã phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường giám sát diễn biến dịch bệnh tại các vùng nuôi. Đơn vị đã cấp 1850 kg hóa chất Chlorine cho các địa phương tập trung xử dịch bệnh. Tiếp tục khuyến cáo các hộ nuôi khác sử dụng biện pháp phòng ngừa, phát hiện xử lý dịch bệnh kịp thời.
Có thể bạn quan tâm

Ông Lê Xuân Chắc (ngụ ấp Bình Phong, xã Thái Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) được nhiều người biết đến bởi ông được xem là người đi đầu trong việc trồng rau sạch tại địa phương.

Thực tế, đa số các địa phương vẫn chạy theo thành tích. Đây là vấn đề tồn tại chính trong xây dựng NTM hiện nay và cần phải điều chỉnh lại trong thời gian tới.

Đầu vào tiếp tục tăng, đầu ra co lại, khiến thuỷ sản, lúa gạo gặp khó khăn trong thời gian qua. Dự báo tình hình vẫn chưa được cải thiện trong bối cảnh nhu cầu thị trường thế giới giảm và các nước nhập khẩu chủ lực hàng hóa của Việt Nam điều chỉnh chính sách.

Do giá bán các máy ấp trứng trên thị trường quá cao, ông Nguyễn Tấn Lộc (ấp Láng Dài, xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ - Bà Rịa - Vũng Tàu) đã tự thiết kế thành công chiếc máy ấp trứng gà, mỗi tuần cho ra lò hơn 300 con gà giống cung cấp cho thị trường.

Năm 1981, sau khi rời quân ngũ trở về địa phương, anh Đào Văn Bằng ở thôn Đồng Vang, xã Kim Long - Tam Dương luôn trăn trở làm thế nào để phát triển kinh tế gia đình.