Hơn 130 tấn chuối tại Vĩnh Phúc đã được giải cứu

Có thể kể đến như Đoàn thanh niên tỉnh Vĩnh Phúc, Kênh truyền hình Nông nghiệp - nông thôn VTC16, Hội tình nguyện Lam Sơn, nhóm từ thiện “Cơm ngựa chứng”...
Ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc cho biết: Ngay sau khi nhận được thông tin chuối “ế” tại xã Liên Châu, đoàn viên thanh niên trên toàn tỉnh đã nhanh chóng tìm kiếm các đầu mối tiêu thụ cho nhân dân, đồng thời trực tiếp có mặt giúp bà con thu hoạch, vận chuyển chuối từ các vườn về nơi tiêu thụ tại Vĩnh Phúc và Hà Nội.
Sau 2 ngày, khoảng 1.000 buồng chuối với giá 50.000 đồng/ buồng đã được tiêu thụ hết.
Những ngày tới, Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc sẽ cố gắng tiếp tục tìm nguồn tiêu thụ cho bà con.
Nếu như cách đây gần một tuần, nhiều hộ trồng chuối tại xã Liên Châu như ngồi trên lửa do chuối không có thương lái về thu mua hoặc có thu mua cũng chỉ với giá rất bèo chỉ từ 20.000 - 30.000 đồng/buồng thì đến nay, bà con yên tâm phần nào khi chuối đã có đầu ra.
Thoăn thoắt đôi tay cùng với các đoàn viên thanh niên tỉnh Vĩnh Phúc vận chuyển chuối lên chiếc xe tải 3 tấn sáng 21-10, nụ cười đã nở trên môi của ông Phan Văn Bình, trú tại thôn Nhật Chiêu 6, chủ vườn chuối rộng 10ha tại Liên Châu.
Ông cho hay, hai ngày qua, 1.000 buồng với giá 50.000 đồng/buồng của ông đã may mắn được “xuất vườn”.
Trao đổi với chúng tôi ngày 21/11, bà Bùi Thị Tuyết, cán bộ Nông nghiệp - môi trường UBND xã Liên Châu, huyện Yên Lạc cho biết, với sự giúp sức của nhiều tổ chức, cá nhân, đến nay, hơn 130 tấn chuối của nhân dân trên địa bàn xã đã được tiêu thụ.
Có thể bạn quan tâm

“Theo khảo sát của chúng tôi, hiện có rất ít doanh nghiệp xuất khẩu cá tra chịu đầu tư để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng”, ông Võ Hùng Dũng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội cá tra Việt Nam (VN Pangasius) trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online bên lề hội thảo.

Tại Hội nghị Diễn đàn Doanh nghiệp Nông nghiệp năm 2014, do Bộ NN & PTNT tổ chức ngày 15/10/2014, ông Bùi Quang Huy - Chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh đã trình bày một số khó khăn và kiến nghị của ngành nuôi tôm ở ĐBSCL. Trong đó, ông Huy kiến nghị không đưa quy định DN nuôi tôm phải có vùng nguyên liệu tối thiểu 10% công suất vào đề án Quản lý hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu tôm nước lợ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Việc nuôi chim trĩ thương phẩm đã được thực hiện ở một số địa phương trong nước, song ở Bình Định thì chưa phổ biến, chỉ một số ít hộ nuôi thử nghiệm, điển hình là gia trại nuôi chim trĩ của anh Bùi Văn Bảo, ở thôn Vạn Tín, xã Ân Hảo Tây, huyện Hoài Ân.

Đến thăm các bản: Hưng Phong, Nà Can, Nậm Tàng, Cốc Phát (xã Bản Bo) chúng tôi thấy nhiều hộ phát triển đàn lợn với số lượng lớn (khác với tập quán nuôi nhỏ lẻ, manh mún trước đây). Bà con đổi mới phương thức chăn nuôi từ thả rông sang xây dựng chuồng trại để nuôi nhốt kết hợp với các biện pháp phòng dịch đầy đủ.

Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng trái ngon và sạch, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, ít sử dụng hóa chất đang càng ngày càng lớn. Nhưng để bảo vệ nông sản, nhà nông gần như bắt buộc phải sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất. Vì thế, việc phục hồi các mô hình sử dụng thiên địch để phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng là rất cần thiết.