Hơn 130 tấn chuối tại Vĩnh Phúc đã được giải cứu

Có thể kể đến như Đoàn thanh niên tỉnh Vĩnh Phúc, Kênh truyền hình Nông nghiệp - nông thôn VTC16, Hội tình nguyện Lam Sơn, nhóm từ thiện “Cơm ngựa chứng”...
Ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc cho biết: Ngay sau khi nhận được thông tin chuối “ế” tại xã Liên Châu, đoàn viên thanh niên trên toàn tỉnh đã nhanh chóng tìm kiếm các đầu mối tiêu thụ cho nhân dân, đồng thời trực tiếp có mặt giúp bà con thu hoạch, vận chuyển chuối từ các vườn về nơi tiêu thụ tại Vĩnh Phúc và Hà Nội.
Sau 2 ngày, khoảng 1.000 buồng chuối với giá 50.000 đồng/ buồng đã được tiêu thụ hết.
Những ngày tới, Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc sẽ cố gắng tiếp tục tìm nguồn tiêu thụ cho bà con.
Nếu như cách đây gần một tuần, nhiều hộ trồng chuối tại xã Liên Châu như ngồi trên lửa do chuối không có thương lái về thu mua hoặc có thu mua cũng chỉ với giá rất bèo chỉ từ 20.000 - 30.000 đồng/buồng thì đến nay, bà con yên tâm phần nào khi chuối đã có đầu ra.
Thoăn thoắt đôi tay cùng với các đoàn viên thanh niên tỉnh Vĩnh Phúc vận chuyển chuối lên chiếc xe tải 3 tấn sáng 21-10, nụ cười đã nở trên môi của ông Phan Văn Bình, trú tại thôn Nhật Chiêu 6, chủ vườn chuối rộng 10ha tại Liên Châu.
Ông cho hay, hai ngày qua, 1.000 buồng với giá 50.000 đồng/buồng của ông đã may mắn được “xuất vườn”.
Trao đổi với chúng tôi ngày 21/11, bà Bùi Thị Tuyết, cán bộ Nông nghiệp - môi trường UBND xã Liên Châu, huyện Yên Lạc cho biết, với sự giúp sức của nhiều tổ chức, cá nhân, đến nay, hơn 130 tấn chuối của nhân dân trên địa bàn xã đã được tiêu thụ.
Có thể bạn quan tâm

Xã Quỳnh Bảng có 186,2 ha nuôi tôm, trong đó vùng nuôi tôm công nghiệp 100 ha; vùng HTX Lộc Thuỷ 86,2 ha, lớn nhất huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An). Nuôi tôm vụ 2 đạt 70% diện tích. Ông Hoàng Xuân Tin, xóm Mai Giang, Quỳnh Bảng không giấu nổi niềm vui khi thành công của vụ 2 đã ăn chắc.

Đó là kết quả được đánh giá tại Hội thảo mô hình nuôi ghép cá rô phi lai xa dòng Isarel với các loài cá truyền thống khác (cá rô phi là chính) theo hướng an toàn diễn ra ngày 23 tháng 10 năm 2014, tại xã Hưng Đạo, Tứ Kỳ, Hải Dương.

"Một năm SX nông nghiệp không đạt lợi nhuận 100 triệu đ/ha trở lên là không đủ chi phí cho gia đình 7 người", vợ chồng ông Dương Văn Thắng ở xã Long An (Long Hồ, Vĩnh Long) chia sẻ.

Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2014 phấn đấu đạt 7 tỉ USD; trong đó riêng mặt hàng tôm là 3,5 tỉ USD, chiếm 50% về giá trị. Có thể nói, con tôm đang trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản, thế nhưng điều nghịch lý là hàng loạt hộ nuôi tôm ở ĐBSCL luôn phập phồng nỗi lo thua lỗ bởi dịch bệnh tràn lan và giá cả lên xuống thất thường...

Từ năm 2010 đến nay, Sóc Trăng không còn công nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu, toàn bộ sản lượng cá thương phẩm đều bán cho các tỉnh lân cận. Theo thống kê của ngành thì người nuôi cá tra ở Sóc Trăng bị thua lỗ liên tục từ năm 2008 đến nay do chi phí đầu vào cao hơn từ 1.200 đến 2.500 đồng trên 1kg cá thương phẩm.