Hơn 10 Ha Mì Xã Suối Đá Bị Bệnh Thối Củ

Thời gian gần đây, nhiều nông dân trồng mì ở xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu rất lo lắng vì một loại bệnh lạ gây thối củ ở cây mì, mức độ thối củ khá cao với tỷ lệ từ 60-70%. Bệnh còn có chiều hướng lây lan sang các đám mì khác.
Theo báo cáo của Hội Nông dân xã Suối Đá, tính đến ngày 1.6.2014 toàn xã có trên 10 ha mì bị bệnh thối củ; bình quân, mỗi ha mì bị bệnh thối củ thì người trồng sẽ thua lỗ từ 30-40 triệu đồng.
Trước thực trạng trên, Hội Nông dân xã Suối Đá phối hợp với Trạm Bảo vệ thực vật huyện Dương Minh Châu mời Tiến sĩ Phạm Đức Toàn, Giám đốc Trung tâm Sinh học ứng dụng thuộc Viện nghiên cứu Sinh học công nghệ và môi trường (Đại học Nông lâm TP.Hồ Chí Minh) về địa phương lấy mẫu để nghiên cứu tìm ra phương pháp chữa trị.
Trước mắt, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Dương Minh Châu khuyến cáo nông dân nên sử dụng phân vi sinh khi trồng mì, vì trong loại phân bón này có chất Trichoderma có thể khống chế 5 loại nấm trong đất ngăn không cho chúng phát triển, hạn chế mức độ thối củ trên cây mì.
Có thể bạn quan tâm

Tổng kết sản xuất vụ thu đông năm 2012, nông dân xã Tân Thạnh – vùng đầu nguồn của thị xã. Tân Châu (tỉnh An Giang) vô cùng phấn khởi bởi hiệu quả từ cánh đồng mẫu mang lại. Với năng suất thu hoạch đạt 7,1 tấn/ha, giá lúa 5.000 đồng/kg, giá thành sản xuất chỉ 2.800 đồng/kg; sau khi trừ chi phí còn thu lợi nhuận trên mỗi ha 15,5 triệu đồng.

Đối với loại vỏ xơ mít ủ chua cùng bột ngô theo tỷ lệ 3%, 6% và 9% trong thành phần với thời gian trên 90 ngày. Sử dụng vỏ xơ mít ủ chua nuôi bò, hiệu quả kinh tế cao hơn cho ăn rơm ủ urê. Kết quả là nhằm kết hợp tốt giữa sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả với chăn nuôi.

Ông Lê Thanh Triều - Chủ tịch UBND huyện U Minh tỉnh Cà Mau cho biết, vụ thu hoạch cá đồng mỗi năm chỉ có một lần hiện đang vào mùa nhưng đã xuất hiện nhiều hình thức tận diệt cá non, nguồn cá giống dùng để thả nuôi cho vụ mùa sau. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì sẽ không còn nguồn cá giống để thả nuôi cho vụ mùa tới.

Đi dọc triền đê Sông Hồng (Yên Lạc, Vĩnh Phúc), tôi bị cuốn hút bởi màu xanh của những cánh đồng thanh hao hoa vàng với mùi hăng hắc rất đặc trưng. Năm 2006, cây thanh hao hoa vàng được triển khai trồng ở Yên Lạc đã mở ra một hướng đi mới cho người nông dân, nhưng niềm vui chưa trọn vẹn thì nỗi lo đã đến. Giá thanh hao hoa vàng lên xuống thất thường làm cho người trồng luôn trong trạng thái bất an.

Những năm gần đây, nhiều hộ gia đình tại xã Quảng Thọ (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) đã tận dụng nguồn nước sông Bồ để nuôi cá lồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.