Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngăn Chặn Tình Trạng Tận Diệt Cá Non, Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Ở Cà Mau

Ngăn Chặn Tình Trạng Tận Diệt Cá Non, Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Ở Cà Mau
Ngày đăng: 09/04/2013

Ông Lê Thanh Triều - Chủ tịch UBND huyện U Minh tỉnh Cà Mau cho biết, vụ thu hoạch cá đồng mỗi năm chỉ có một lần hiện đang vào mùa nhưng đã xuất hiện nhiều hình thức tận diệt cá non, nguồn cá giống dùng để thả nuôi cho vụ mùa sau. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì sẽ không còn nguồn cá giống để thả nuôi cho vụ mùa tới.

Từ đầu mùa khô đến nay, các cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau đã phát hiện 170 vụ vi phạm săn bắt, mua bán cá non trên vùng U Minh Hạ, thu giữ 2 tấn cá non. Vì lợi ích kinh tế, nhiều thương lái bắt tay với nông dân bắt toàn bộ nguồn cá non dưới ao đìa để bán, vi phạm quy định về quản lý thủy sản. Theo quy định, chỉ được mua bán cá đồng đối với loại cá có đủ kích cỡ, trọng lượng như cá lóc 6 con/kg trở lên, cá rô đạt 10 con/kg, cá bổi 10 con/kg… Loại có trọng lượng thấp hơn không được phép mua bán. Ông Trần Văn Hành, một nông dân chuyên nuôi cá đồng ở U Minh Hạ cho biết: Trước đây người dân dùng lưới để bắt cá, sau đó chọn cá đủ kích cỡ để bán, cá non thả lại làm cá giống, nhưng hiện nay không dùng hình thức này nữa. Nông dân và thương lái thỏa thuận mua bán trọn gói, nghĩa là người nuôi cá bán cả ao đìa. Thương lái dùng máy bơm nước cho đìa khô rồi bắt hết cá trong ao đìa. Đây chính là nguyên nhân làm cho nguồn cá non bị tận diệt.

Theo ông Lê Văn Sử, Giám đốc sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, để ngăn chặn tình trạng tận diệt cá non, Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh có chỉ thị, giao chính quyền các cấp áp dụng mọi biện pháp khẩn trương nhằm bảo vệ cá non, xử lý nghiêm mọi hình thức bắt, mua bán cá non đối với bên bán và bên mua. Trước mắt đẩy mạnh công tác tuyên truyền, làm cho mọi người dân có ý thức bảo vệ cá non, cũng chính là nhằm bảo vệ quyền lợi cho người nuôi cá phát triển bền vững. Đối với hành vi bán và mua cá non, kiên quyết xử lý với hình thức tịch thu hoặc xử lý hành chính, buộc thả cá trở lại ao đìa. Tỉnh giao cho lâm ngư trường phối hợp cùng với chính quyền xã kiểm tra, phát hiện các vi phạm để xử lý kịp thời.


Có thể bạn quan tâm

73 Hộ Nuôi Hơn 5.000 Động Vật Hoang Dã 73 Hộ Nuôi Hơn 5.000 Động Vật Hoang Dã

Theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm Dầu Tiếng, hiện toàn huyện có 73 hộ nuôi động vật hoang dã với tổng số 14 loài, tổng đàn 5.137 con. Trong đó, loài động vật hoang dã được nuôi nhiều nhất ở Dầu Tiếng là cá sấu với 2.385 con.

26/05/2014
An Giang Xuất Khẩu 66,7 Ngàn Tấn Cá Tra An Giang Xuất Khẩu 66,7 Ngàn Tấn Cá Tra

Theo Sở Công thương: Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh An Giang xuất khẩu 66,7 ngàn tấn cá tra, đạt kim ngạch 156,2 triệu USD, bằng 88,9% về trị giá so cùng kỳ. Giá xuất khẩu cá tra bình quân 2.443 USD/tấn, cao hơn cùng kỳ khoảng 30 USD/tấn.

21/06/2014
Thương Lái Tranh Nhau Mua Lúa Thương Lái Tranh Nhau Mua Lúa

Điều đáng mừng là năm nay, bà con thu hoạch lúa đến đâu, thương lái mua hết đến đó. Nhiều diện tích lúa được thương lái bỏ tiền đặt cọc trước nhiều ngày.

26/05/2014
Nông Dân Để Ớt Khô Trên Cây Vì Giá Thấp Nông Dân Để Ớt Khô Trên Cây Vì Giá Thấp

Vụ ớt năm nay nông dân Kbang được mùa, bội thu, khắp hai bên đường đi vào huyện, đâu đâu cũng thấy nhiều hộ nông dân phơi ớt đỏ rực. Nhưng đối lập với màu đỏ vui tươi của ớt được mùa, là không khí không mấy vui của nông dân Kbang, bởi điệp khúc được mùa mất giá cứ lặp đi lặp lại trong nhiều năm nay.

21/06/2014
Bát Xát (Lào Cai) Thu Gần 4 Tỷ Đồng Từ Dưa Hấu Bát Xát (Lào Cai) Thu Gần 4 Tỷ Đồng Từ Dưa Hấu

Năm 2014, tổng diện tích dưa hấu trên địa bàn huyện Bát Xát khoảng 60 ha. Trong đó, dưa hấu được trồng nhiều nhất ở các xã: Phìn Ngan (30 ha), Quang Kim (20 ha), diện tích còn lại được trồng rải rác ở các xã: Bản Qua, Cốc San, Toòng Sành. Năm nay, cây dưa hấu sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất đạt khoảng 12 tấn/ha, tổng sản lượng dưa hấu toàn huyện đạt khoảng 720 tấn.

26/05/2014