Hơn 10.000 Ha Tôm Thẻ Nuôi Tự Phát Ở Vùng Bắc Quốc Lộ 1A

Theo số liệu từ các địa phương, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Bắc Quốc lộ 1A của tỉnh Bạc Liêu hiện đã tăng lên hơn 10.000ha, tập trung chủ yếu ở 3 huyện: Giá Rai, Phước Long và Hồng Dân. Tôm thẻ chân trắng được nuôi dưới hình thức bán thâm canh ngay trên đồng đất lâu nay dành cho mô hình tôm (sú) - lúa.
Ông Phạm Hoàng Giang, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh, khẳng định từ trước đến nay, tỉnh không quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ ở khu vực này và không đồng tình với cách làm tự phát của nông dân. Hệ quả là nguy cơ phát tán dịch bệnh trên diện rộng và phá vỡ sinh thái vùng.
Từ năm 2013 đến nay, Sở NN&PTNT đã nhiều lần gởi công văn đề nghị Bộ NN&PTNT cho ý kiến về vấn đề này, nhưng tỉnh vẫn chưa nhận được câu trả lời.
Có thể bạn quan tâm

Cách đây 2 năm, một nghiên cứu chính thức của Viện Tài nguyên và Môi trường biển về mức độ xâm hại của các rạn san hô ở Cô Tô cho thấy độ che phủ của các rạn san hô khu vực này đang thấp dần đến mức báo động, chỉ còn 10%-15%, nhiều vị trí còn dưới 5%.

Bộ NN-PTNT cho biết, sản xuất cá tra 2 tháng đầu năm vẫn đang gặp phải hàng loạt các khó khăn như cung cầu không ổn định, chất lượng con giống giảm, giá nguyên liệu thấp hơn giá thành, giá thức ăn, thuốc... luôn tăng trong khi đầu ra lại bất ổn nên nhiều người nuôi treo ao, hạn chế thả nuôi.

Những năm gần đây, nhờ phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm càng xanh, nên nhiều nông dân ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã thoát được cảnh nghèo khó, vươn lên làm giàu.

Cũng theo số liệu, giá trị NK thủy sản có mức tăng đột biến. Trong tháng 2, giá trị NK thủy sản ước đạt 85 triệu USD. Tính chung 2 tháng NK lên tới 185 triệu USD tăng tới hơn 115,5% so với năm 2013.

Dịch cúm gia cầm A/H5N1 lan rộng khiến giá gà sống trên thị trường giảm, nhưng chỉ người chăn nuôi gà nhỏ lẻ bị ảnh hưởng, còn các trang trại chăn nuôi lớn giá bán chẳng những không bị giảm mà còn tăng. Trong khi đó, trên thị trường, giá thịt gà và trứng các loại vẫn ổn định