Hơn 1.000 Ha Lúa Thu – Mùa Bị Sâu Cuốn Lá Nhỏ Gây Hại

Hiện nay, các trà lúa mùa đang phát triển tốt, phần lớn diện tích đang bước vào giai đoạn đẻ nhánh rộ. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra của Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh, tính đến ngày 29-7, sâu cuốn lá nhỏ lứa 4, lứa 5 đã xuất hiện và gây hại trên tất cả các trà lúa mùa trong tỉnh, với tổng diện tích nhiễm 1.070 ha; trong đó diện tích nhiễm nặng là 36 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện: Nga Sơn, Như Xuân, Quảng Xương, Thiệu Hóa; với mật độ sâu trung bình từ 5-10 con/m2, nơi cao từ 50-80 con/m2.
Để phòng, trừ kịp thời sâu cuốn lá nhỏ gây hại trên lúa, Chi cục BVTV tỉnh đã phối hợp với trạm BVTV, cùng chính quyền các huyện triển khai các biện pháp phòng, trừ có hiệu quả, như: Tuyên truyền cho bà con nông dân và các cán bộ nông nghiệp cơ sở thường xuyên thăm đồng, nhằm phát hiện kịp thời nơi phát sinh ổ sâu mới và nắm bắt tình hình diễn biến sâu, bệnh để có cách phòng trừ phù hợp, kịp thời, hiệu quả.
Hiện nay, sâu cuốn lá nhỏ lứa 4, lưa 5 đã vào nhộng, nên các biện pháp phun, trừ bằng thuốc hóa học sẽ kém hiệu quả, bởi vậy bà con nông dân nên tích cực áp dụng các biện pháp thủ công như: ngắt ổ sâu và trứng sâu, hoặc dùng nhành cây để phát các ổ sâu trên lá...
Cùng với đó, theo dõi, bám sát đồng ruộng nhằm phát hiện sớm diện tích sâu cuốn lá lứa 6 mới nở để có biện pháp phun, trừ kịp thời.
* Thời gian qua, điều kiện thời tiết thuận lợi cho phát triển của một số đối tượng sâu và hiện ở hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thiệu Hóa đều có diện tích lúa mùa bị nhiễm sâu cuốn lá. Trong đó, phổ biến từ 15 đến 20 con/m2, có nơi nhiễm mật độ từ 40 đến 50 con/m2; sâu đang ở tuổi 1, tuổi 2 và tiếp tục nở.
Trước thực trạng đó, huyện Thiệu Hóa đã cử cán bộ phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, trạm khuyến nông huyện, trạm BVTV huyện theo dõi, phối hợp với các xã, thị trấn chỉ đạo, tuyên truyền để nông dân đẩy mạnh chăm sóc, phòng trừ sâu cuốn lá hại lúa mùa.
Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, thường xuyên cập nhật, dự báo tình hình sâu bệnh hại lúa trên địa bàn và hướng dẫn cho nông dân phun trừ sâu. Huyện khuyến cáo nông dân sử dụng các loại thuốc phun phòng trừ sâu cuốn lá hại lúa, như: Virtaco 40 WG, Clever 150 SC, Dylan 2 EC, Sunpet 300 WG, Voiduc 58 EC... Các xí nghiệp thủy nông phối hợp với các xã, thị trấn bảo đảm nước tưới phục vụ phát triển cây trồng.
Có thể bạn quan tâm

Gần đây, nhiều điểm ở TP HCM bày bán những loại cây, lá rừng được cho là dược liệu chữa được những bệnh phổ biến. Giá bán các sản phẩm này tương đối cao.

Lũ cạn khiến người nông dân ĐBSCL thất thu nặng. Câu hỏi đặt ra: Đâu là nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây ra lũ cạn bất thường năm nay tại miền Tây? Và làm sao để người nông dân vượt qua được khó khăn này?

Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp trong nước đã nhập khẩu hơn 34.000 tấn tôm nguyên liệu từ 20 nước trên thế giới về Việt Nam, phục vụ chế biến, xuất khẩu.

Tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Theo đó, Quảng Ninh đã tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hoá chủ lực của tỉnh, gắn với khai thác lợi thế so sánh theo từng địa phương và vùng sinh thái.

Bạn đọc Nguyễn Văn Tiến (Lục Nam, Bắc Giang) hỏi: Thời gian qua, các phương tiện thông tin phản ánh nhiều về việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Vậy người chăn nuôi sử dụng chất cấm bị xử lý thế nào?